Đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 111 - 115)

- Khối Viện Khối Trường

b. Đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về thương mạ

nhà nước về thương mại

- Để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống bộ máy quản lý hoạt động bình thường và phát triển ổn định, không hụt hẫng, công việc quan trọng đầu tiên là thực hiện quy hoạch cán bộ. Cơng việc này theo trình tự: Dự báo tình hình cán bộ (khả năng biến động về số lượng và chất lượng cán bộ); Vạch kế hoạch bổ sung, thay thế và luân chuyển cán

bộ; Kế hoạch hóa từng mặt riêng biệt của cơng tác cán bộ, bao gồm kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, kế hoạch định kỳ nâng cao trình độ cán bộ đương chức, kế hoạch trước mắt và lâu dài.

- Vấn đề tiếp theo là lựa chọn, đánh giá, đào tạo, nâng cao trình độ và bố trí, sử dụng cán bộ quản lý.

+ Lựa chọn đúng cán bộ quản lý theo yêu cầu thực tiễn công việc. Cơng việc phải tương xứng với năng lực, trình độ và phẩm chất, đảm bảo người cán bộ quản lý có thể hồn thành tốt và có cơ hội phát triển. Cơng việc phải phản ánh được những kỹ năng quản lý cần thiết (kỹ thuật, quan

hệ, nhận thức, phân tích và giải quyết vấn đề) để thu hút toàn bộ thời

gian, trí lực, sức lực của cán bộ quản lý hướng tới mục tiêu... Công tác tuyển chọn cán bộ quản lý được thực hiện từ hai nguồn: Bên trong và bên ngoài hệ thống; sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, như: Thử nghiệm, quan sát năng khiếu, thi tuyển, trưng cầu ý kiến, bỏ phiếu...

+ Đánh giá cán bộ quản lý là nhận thức và thừa nhận những năng lực, trình độ, phẩm chất thực có của người cán bộ để xác định những cống hiến của họ và xác định khả năng tiếp tục sử dụng, bổ nhiệm họ. Đánh giá cán bộ là chìa khóa của cơng tác cán bộ, bao gồm nhiều mặt: Kết quả hoạt động, căn cứ vào những việc đã làm (cả tích cực và tiêu

cực); Nhận xét, kết luận về năng lực, phẩm chất và khả năng so với công

việc đã đảm nhận trên cơ sở các tiêu chuẩn đã đặt ra từ trước.

+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đảm bảo cho cán bộ có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của tình

112

hình mới. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dự bị bằng cách bổ sung, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy trước đây của họ theo trình tự: Đào tạo, bồi dưỡng trước khi làm việc cho bộ máy quản lý (qua các trường học); Đào tạo, bồi dưỡng thời gian làm việc trong bộ máy quản lý; Đào tạo trước khi nhận nhiệm vụ mới. Hai phương pháp đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý là: Thông báo cho người được đào tạo một số kiến thức mới thông qua các lớp, tọa đàm, phụ đạo; Tạm thời thay thế vào vị trí mới để thực tập, hồn thiện những kỹ năng hiểu biết cần thiết.

+ Bố trí, sử dụng cán bộ quản lý là công việc bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ vào một vị trí cụ thể trong bộ máy quản lý để họ làm việc. Bố trí cán bộ quản lý phải căn cứ vào khả năng mọi mặt của cán bộ có thể đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn mà công việc quản lý đòi hỏi, phải làm cho cán bộ nhận thức đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ cơng việc để có định hướng cơng tác lâu dài. Sau khi bố trí cán bộ quản lý, phải thường xuyên theo dõi kịp thời, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, những trường hợp bố trí khơng phù hợp để kịp thời điều chỉnh, hồn thiện.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Bản chất và những vấn đề đặt ra về phân cấp trong quản lý nhà nước về thương mại? Liên hệ trong thực tiễn vấn đề này ở nước ta hiện nay?

2. Phân tích chức năng, vai trị của quản lý nhà nước về thương mại của Bộ quản lý ngành (Theo Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ) ở nước ta hiện nay?

3. Phân tích chức năng và vai trị của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương? Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thương mại ở các cấp địa phương ở nước ta hiện nay?

113

4. Phân tích cơ chế phối hợp giữa Bộ Thương mại với các bộ, ngành hữu quan, các Bộ quản lý chuyên ngành thuộc các lĩnh vực dịch vụ (Bưu chính - Viễn thơng, Du lịch...) trong quản lý nhà nước về thương mại?

5. Phân tích vai trị và những u cầu đặt ra đối với công tác cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Luật Thương mại năm 2005.

3. Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

4. Quyết định số 907/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 06/02/2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương.

5. GS.TS. Đỗ Hồng Tồn - PGS.TS. Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình

quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28 tháng 05 năm 2008 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc UBND cấp tỉnh và huyện.

115

Chương 5

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 111 - 115)