Tổ chức bộ máy và triển khai thực thi các quy định chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại, đảm bảo các nguyên tắc

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 125 - 126)

- Khối Viện Khối Trường

b.Tổ chức bộ máy và triển khai thực thi các quy định chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại, đảm bảo các nguyên tắc

pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại, đảm bảo các nguyên tắc

phân công, phân cấp và phân quyền trong quản lý nhà nước

Ở cấp Trung ương chủ yếu tập trung vào công tác soạn thảo để ban hành các văn bản luật và quy định chính sách cụ thể hố luật đối với các lĩnh vực thương mại; chỉ đạo tổ chức, điều hành các ngành, các cấp triển khai và phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về thương mại; đồng thời tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về thương mại; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành luật pháp để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước và trật tự kỷ cương đối với kinh doanh thương mại hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi cả nước. Phải tổ chức bộ máy và đảm bảo tính chuyên nghiệp để thực thi các nhiệm vụ trên theo phân công, phù hợp với thẩm quyền.

Ở cấp địa phương, để thực thi quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân cấp, UBND tỉnh /thành phố trực thuộc Trung ương phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho các Sở quản lý ngành, UBND cấp quận/huyện, TP trực thuộc, cấp xã/phường và quy định trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý. Một mặt các Sở quản lý ngành của địa phương phải phối hợp theo chiều dọc với Bộ quản lý ngành ở Trung ương về chuyên môn nghiệp vụ, mặt khác phải chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh/thành phố về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi lãnh thổ địa phương theo phân công, phân cấp quản lý.

5.2.2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển thương mại chương trình, dự án và kế hoạch phát triển thương mại

Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện các công cụ định hướng phát triển thương mại để hướng dẫn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các công cụ định hướng chủ yếu của Nhà nước bao gồm:

126

Chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại trong từng giai đoạn; Các chương trình, dự án cụ thể hóa mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại cho một giai đoạn cụ thể; Kế hoạch phát triển thương mại hàng năm hoặc trong thời gian trung hạn, dài hạn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 125 - 126)