Giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp chính sách quản lý thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 44 - 45)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ

2.3.5. Giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp chính sách quản lý thương mạ

chính sách quản lý thương mại

Quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng hướng tới mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Do vậy, thông qua thực hiện các chức năng quản lý, nhà nước sẽ phát huy được vai trò giám sát, kiểm tra và phát hiện những biểu hiện sai lệch, những mâu thuẫn hoặc bất hợp lý trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật về thương mại đối với các chủ thể kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp xử lý hoặc điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế và thúc đẩy thị trường, thương mại phát triển đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Các mục tiêu của thương mại mang tính bền vững bao gồm mục tiêu về kinh tế, về xã hội, về mơi trường và văn hóa, về an ninh và chủ quyền, trong đó mục tiêu kinh tế khơng chỉ là số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng của tăng trưởng thương mại. Kiểm soát và điều chỉnh việc thực hiện mục tiêu phát triển thương mại địi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp và các ngành, giữa Trung ương và địa phương, giữa trong nước và quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ, trong các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Để tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của Nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại, đòi hỏi bộ máy tổ chức và nhân sự phải phù hợp, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ kiểm soát phải được tăng cường. Đồng thời phải kết hợp hệ thống kiểm soát với các hệ thống khác của quản lý nhà nước như hệ thống thông tin, hoạch định, kiểm toán, thanh tra,... liên quan đến lĩnh vực thương mại, phải phối hợp với cơ chế giám sát của người dân và các hiệp hội.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện, tác động của thương mại ngày càng ảnh hưởng lớn đến

45

vấn đề xã hội, môi trường và an ninh. Những vấn đề về sở hữu trí tuệ, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng, môi trường ngày càng trở nên quan trọng và mang tính thời sự. Quản lý nhà nước khơng chỉ địi hỏi nâng cao năng lực bộ máy, cán bộ và phương tiện kỹ thuật, mà còn đặt ra yêu cầu đối với cán bộ quản lý phải có đủ phẩm chất để đương đầu với những thách thức mới, ngày càng phức tạp trong quá trình hội nhập. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu cơng tác quản lý nói chung, thanh tra, giám sát nói riêng và xử lý các bất hợp lý, các vi phạm, đồng thời làm tốt trách nhiệm tư vấn, đề xuất các kiến nghị cho quyết định điều chỉnh chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế, thương mại.

Để thực hiện tốt các chức năng trên, đòi hỏi nhà nước (cụ thể là Chính phủ) phải cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành thương mại theo quy định của pháp luật (Luật Tổ chức Chính phủ). Chính phủ phải có văn bản pháp quy quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ quản lý ngành Thương mại về trách nhiệm quản lý nhà nước. Thực hiện tốt chức năng trên và các nhiệm vụ được cụ thể hóa, nhà nước sẽ thể hiện được sứ mạng và phát huy vai trị quản lý vĩ mơ về thương mại trong quá trình hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 44 - 45)