Phương pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 64 - 66)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

d. Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

3.3.1. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về thương mại là tổng thể các cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động vào lợi ích kinh tế các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trên thị trường nhằm đạt mục tiêu.

Thực chất của phương pháp này là nhà nước sử dụng các đòn bảy kinh tế với tư cách là động lực tác động vào lợi ích kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Có thể nói đặc điểm của phương pháp này là “dùng kinh tế” để “tác động vào kinh tế” (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp).

65

Nhà nước sử dụng động lực kinh tế, các kích thích lợi ích vật chất để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư vào các chương trình, dự án về thương mại, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu thương mại cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Các đòn bẩy và biện pháp kinh tế, nhà nước thường sử dụng để tác động vào doanh nghiệp trong quản lý thương mại gồm: thuế và phí, lãi suất tín dụng, giá cả, tỷ giá hối đối, hỗ trợ vật chất khác (tài trợ vốn,...). Ngồi các địn bảy kinh tế trên, nhà nước còn sử dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật (như tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ liệu, khấu hao tài sản, trang thiết bị, máy móc, chi phí quảng cáo,...), các định mức khốn (doanh thu, chi phí) để tác động vào hoạt động của doanh nghiệp, kích thích các nhà sản xuất, thương nhân phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, giảm thấp chi phí lưu thông, cung ứng dịch vụ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích hoặc điều tiết hạn chế thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ cụ thể tùy thuộc vào định hướng mục tiêu và hiện trạng cũng như xu hướng phát triển thị trường. Sự tác động của Nhà nước bằng phương pháp kinh tế một cách đúng đắn sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển thương mại, phát triển kinh tế - xã hội. Nó cũng cho phép giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người lao động, giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, giữa kinh tế với xã hội và môi trường.

Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta, phương pháp quản lý nhà nước về thương mại bằng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, bởi sự tác động trực tiếp của nó vào lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh doanh, nên nó rất nhạy bén, linh hoạt, tạo động lực và phát huy được tính chủ động, sự sáng tạo của doanh nghiệp và người lao động, của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

66

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 64 - 66)