Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 41 - 42)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ

2.3.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thương mạ

tranh chấp thương mại

Các doanh nghiệp đều là “một thực thể sống” trong nền kinh tế, họ cũng cần những sự trợ giúp nhất định. Nhà nước bằng quyền lực, trách nhiệm và khả năng của mình hỗ trợ cho các doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ. Nhà nước có thể hỗ trợ cho mọi người dân và doanh nghiệp về ý chí làm giàu, hỗ trợ về tri thức, về vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và thông tin, các hỗ trợ về xúc tiến thương mại, đầu tư, các thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp ở những giai đoạn, hoàn cảnh và trường hợp khác nhau trong quá trình hoạt động. Đặc biệt, là khi họ đối mặt với những khó khăn, thách thức từ mơi trường kinh doanh luôn biến động. Tuy nhiên, những hỗ trợ phải có chọn lọc và hợp lý, phù hợp với xu hướng hội nhập và cam kết đã ký. Những hỗ trợ mang tính trợ cấp bóp méo thương mại và cạnh tranh sẽ bị loại bỏ trong xu hướng hội nhập và phát triển.

Hoạt động thương mại đòi hỏi doanh nhân phải có nhiều tố chất, điều kiện nhưng có những vấn đề chỉ nhà nước mới có thể giải quyết

42

được cho nhà kinh doanh như an ninh thương mại hoặc phần lớn vốn, tài sản công do nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại. Nhà nước là chỗ dựa tin cậy và tốt nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh cùng tồn tại và phát triển.

Nhà nước là người trực tiếp can thiệp và giải quyết các mâu thuẫn trên thị trường. Chỉ nhà nước chứ không phải thị trường mới có khả năng và cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong mua và bán; trong nhập khẩu và xuất khẩu; giữa kinh doanh đúng đắn, trung thực và kinh doanh gian lận, trốn thuế; giữa kinh doanh hàng thật, hàng hóa pháp luật khơng cấm với kinh doanh hàng giả, hàng cấm; mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và các nhân viên; giữa thương mại và môi trường,...

Nhà nước dựa vào các chuẩn mực về luật pháp, các định chế cần thiết để thực hiện và giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hệ thống bộ máy tổ chức gồm tòa án và các cơ quan cưỡng chế thi hành luật. Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn các giao dịch được thực hiện dựa trên cở sở hợp đồng. Khi những định chế, các luật lệ quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm, vấn đề sở hữu và cơ chế cưỡng bức vận hành tốt sẽ giảm thấp chi phí vận hành kinh doanh và hoạt động thị trường sẽ hiệu quả hơn, giảm bớt các tranh chấp thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 41 - 42)