Kênh phân phối các sản phẩm cà phê Arabica ở Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 99 - 102)

4.2 Thực hiện thị trường

4.2.2 Kênh phân phối các sản phẩm cà phê Arabica ở Lâm Đồng

Thơng qua việc phân tích các tác nhân trong chuỗi, những tổ chức đơn vị hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi, kênh phân phối các sản phẩm cà phê Arabica ở Lâm Đồng được trình bày như trong Hình 4.4. Các hoạt động mua bán, vận chuyển, tồn trữ, công nghệ sản xuất cũng như các liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi được thể hiện qua từng kênh phân phối.

Thực tế cho thấy, chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Arabica được vận hành thông qua rất nhiều kênh thị trường khác nhau nhưng thông qua sơ đồ CGT sản phẩm cà phê Arabica ở Lâm Đồng chúng ta thấy có 5 kênh chính. Trong đó kênh có khâu chế biến và tiêu thụ nội địa (kênh 1) chỉ chiếm 3,2% khối lượng cà phê Arabica của toàn chuỗi, với số lượng tác nhân tham gia ít nhưng tạo ra GTGT cao hơn rất nhiều. Trong khi 4 kênh còn lại (kênh 2, 3, 4, 5) vận chuyển một khối lượng lớn sản phẩm (96,8%) nhưng GTGT tạo ra không cao do chỉ xuất khẩu dưới dạng nhân thô. Cụ thể các kênh thị trường

trong chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Arabica ở Lâm Đồng sẽ được phân tích chi tiết như sau:

Kênh 1: Nông hộ trồng cà phê → Công ty chế biến/HTX → Người bán lẻ → Người tiêu dùng nội địa

Đây là một trong những kênh có số lượng tác nhân tham gia ít nhất và sản lượng cà phê Arabica được tiêu thụ cũng ít nhất trong tồn chuỗi (3,2%) trong khi kết quả khảo sát kênh phân phối này ở CGT cà phê tại Tây Nguyên là 10% (Hanh & Diem, 2017)… Một số nông hộ sau khi thu hoạch sẽ bán cà phê Arabica đạt chất lượng tốt nhất cho các công ty chế biến và các HTX (18,7%). Sản phẩm mà nông hộ bán cho các công ty chế biến hay HTX ở đây dưới hai dạng là quả tươi và cà phê thóc, với giá cao hơn giá thị trường 20-90% tùy từng hộ.

Công ty và HTX trong kênh này mua cà phê có chất lượng cao để hướng tới những khách hàng ở phân khúc cao hơn và sẽ bán với giá tốt hơn. Sản phẩm tạo ra ở kênh này là sản phẩm cà phê rang xay dùng để phục vụ cho quầy pha chế của công ty một phần, phần lớn là phân phối cho những đơn vị bán lẻ hoặc các chuỗi cửa hàng pha chế tại các tỉnh thành trong cả nước với tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ chiếm 3,2%.

Kênh 2: Nông hộ trồng cà phê → Công ty chế biến/HTX → Xuất khẩu

Với kênh này, các công ty chế biến và HTX cũng thu mua cà phê cà phê trực tiếp của nông hộ như kênh 1, sau đó chế biến ướt và thực hiện các cơng đoạn khác để tạo ra cà phê nhân thành phẩm. Cà phê nhân ở kênh này là cà phê có chất lượng cao hơn nên sẽ được các công ty chế biến xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu hoặc rang xay ở nước ngoài nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 9,3% sản lượng của tồn chuỗi.

Kênh 3: Nơng hộ trồng cà phê → Công ty chế biến/HTX → Công ty xuất khẩu → Xuất khẩu.

Tại kênh 3, các công ty chế biến cũng mua cà phê trực tiếp từ nông hộ như kênh 1 và 2 sau đó thực hiện chế biến ra cà phê nhân thành phẩm và bán cho các công ty xuất khẩu khoảng 3,8% khối lượng cà phê của tồn chuỗi. Sau đó các cơng ty xuất khẩu sẽ xuất khẩu trực tiếp ra nước ngồi cho các nhà rang xay.

Hình 4.4: Sơ đồ chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Lâm Đồng Ngân hàng Ngân hàng

Dự án phát triển nông nghiệp bền vững VNSAT

UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng

Sản xuất Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu dùng

Nông hộ Xuất khẩu Nội địa Đại lý Thương lái Công ty xuất khẩu HTX, công ty/cơ sở chế biến 28,2% 18,7% 9,3% 3,2% 87,5% 53,1% 81,3% 34,4% Nhà cung cấp đầu vào Đầu vào Nhà bán lẻ 3,2%

Kênh 4: Nông hộ trồng cà phê → Thương lái → Công ty chế biến/HTX → Công ty xuất khẩu → Xuất khẩu.

Khác với 3 kênh trước, kênh này nơng hộ sẽ bán trực tiếp cà phê của mình cho thương lái và đại lý thu mua dưới dạng quả tươi và cà phê thóc nhưng với phẩm cấp thấp hơn: tỷ lệ quả chín ít hơn, tỷ lệ lẫn tạp nhiều hơn và giá bán cũng thấp hơn nhiều so với bán cho công ty chế biến và HTX như ở kênh 1, 2, 3. Sau khi mua cà phê của nơng hộ, các thương lái có thể bán trực tiếp quả tươi và cà phê thóc cho các cơng ty chế biến hoặc chế biến ướt rồi mới bán cà phê thóc cho cơng ty chế biến. Sau đó cơng ty chế biến lại thực hiện các công đoạn sơ chế và chế biến như ở kênh 3 rồi mới tiến hành bán cho các công ty xuất khẩu. Kênh này chiếm khoảng 30,6% sản lượng của tồn chuỗi và là kênh có khối lượng lớn thứ 2 trong các kênh của chuỗi. Như vậy tổng sản lượng các công ty chế biến bán cho công ty xuất khẩu trên kênh 3 và 4 vào khoảng 34,4%.

Kênh 5: Nông hộ trồng cà phê → Thương lái → Công ty xuất khẩu → Xuất khẩu.

Trên kênh 5, thương lái và các đại lý cũng thu mua cà phê trực tiếp từ các nông hộ như ở kênh 4. Sau đó cũng thực hiện các cơng đoạn sơ chế và chế biến tương tự kênh 4 nhưng thay vì bán cho các cơng ty chế biến thì bán trực tiếp cho các cơng ty xuất khẩu dưới dạng quả tươi hoặc cà phê thóc. Những thương lái ở kênh này thường là các thương lái và đại lý lớn, thậm chí một số cơng ty xuất khẩu u cầu đại lý phải có tư cách pháp nhân thì mới có cơ sở để ký kết hợp đồng và thanh toán. Sau khi thu mua cà phê từ thương lái, các công ty xuất khẩu vẫn tiếp tục thực hiện các cơng đoạn sơ chế: tách vỏ thóc, vỏ lụa hay chế biến ướt để ra đến cà phê nhân thành phẩm và đưa đi xuất khẩu. Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu, chiếm 53,1% tổng sản lượng cà phê của toàn chuỗi. Kết quả khảo sát trên kênh phân phối này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu trong CGT cà phê tại Tây Nguyên (Hanh & Diem, 2017) và CGT cà phê Arabica tại các tỉnh miền núi phía Bắc (FAO, 2015).

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)