Ước lượng sức mạnh thị trường của thương lái

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 81 - 83)

Chỉ số Trung bình Độ lệch chuẩn Tứ phân vị 1/4 Trung vị Tứ phân vị 3/4 𝑢̂ 0,0001231 6,32e-07 0,0001228 0,0001231 0,0001234 𝜃̂ 0,0001182 1,45e-06 0,0001173 0,0001186 0,0001193 ℒ 0,0001181 1,45e-06 0,0001173 0,0001186 0,0001192

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu, 2020)

Trên thực tế, giá cà phê của Việt Nam phụ thuộc vào giá cà phê trên thị trường thế giới (Phúc & Hồng, 2014). Vì vậy các thương lái cũng rất khó để có thể trở thành người

quyết định giá cà phê. Tương tự, Deodhar & Pandey (2008) đã ước tính sức mạnh thị trường cà phê hịa tan của các cơng ty chế biến tại Indian. Kết quả ước lượng mức độ quyền lực thị trường của các công ty chế biến là 0,128 nhưng nó cũng rất gần với 0. Có nghĩa là các cơng ty này đã thực hiện giải pháp cạnh tranh hơn là việc cấu kết. Trên thực tế thì các thương lái vẫn thu mua cà phê theo giá thị trường nhưng họ vẫn có nhiều lý do để trừ giá hoặc bớt sản lượng của nông hộ như tỷ lệ quả xanh cao, cà phê quả nhỏ, lẫn nhiều cành lá, độ ẩm cao… (Hanh & Diem, 2017; Thắng và ctv., 2017). Kết quả ước lượng chỉ số Lerner cũng rất thấp (0,0001 gần bằng 0). Điều này một lần nữa khẳng định lại rằng cấu trúc thị trường cà phê địa phương của các thương lái là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Việc ước tính sức mạnh thị trường thơng qua chỉ số Lerner đã được một số nghiên cứu thực hiện. Tuy nhiên chỉ số này có sự biến động rất lớn giữa các quốc gia và giữa các thời điểm khác nhau. Gilbert (2007) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể về chỉ số Lerner của các nhà bán lẻ cà phê từ 1980-2005 ở các nước tiêu thụ cà phê trên thế giới. Chỉ số này tại France, Germany, Netherlands, Japan và UK lần lượt là 0,000, 0,000, 0,072, 0,590 và 0,669. Thậm chí là có sự khác biệt về chỉ số Lerner ngay trong một quốc gia nhưng ở các thời điểm khác nhau. Ví dụ chỉ số Lerner của các nhà bán lẻ cà phê tại USA giai đoạn 1980-2005 là 0,140 nhưng trong giai đoạn 2001-2005 chỉ số này giảm xuống chỉ có 0,033. Tương tự, chỉ số Lerner của các nước sản xuất cà phê trong giai đoạn 2001-2005 cũng biến động đáng kể. Chỉ số này của Brazil, Tanzania và Uganda là rất nhỏ (gần bằng 0) trong khi đó chỉ số Lerner tại Cơte d‘Ivoire, Columbia, Việt Nam và Indonesia rất cao, lần lượt là 0,361, 0,230, 0,184, 0,108 (Gilbert, 2007). Trong khi đó, sức mạnh thị trường thông qua chỉ số Lerner của các nhà rang xay cà phê tại thị trường Thủy Điển từ năm 1985-2002 cũng chỉ vào khoảng 0,01 rất gần với 0. Điều này chứng tỏ đây là thị trường cạnh tranh hồn hảo. Tuy nhiên các nhà rang xay vẫn có một chút sức mạnh thị trường ở một số khu vực nhất định hoặc thông qua hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu (Durevall, 2007). Kết quả này cũng tương tự như kết quả ước lượng về sức mạnh thị trường của các nước xuất khẩu chè (Weerahewa, 2003).

Nhìn chung, thơng qua kết quả phân tích chỉ số tăng giá, sức mạnh thị trường và chỉ số Lerner đều cho thấy các chỉ số này rất nhỏ, chỉ vào khoảng 0,001. Điều đó chứng tỏ thị trường cà phê tại các địa phương của các thương lái là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều này cũng cho thấy khơng có sự thơng đồng hay liên kết giữa các thương lái để giảm giá mua hay tăng giá bán trên thị trường cà phê tại Lâm Đồng.

Kết quả phân tích sức mạnh thị trường của cơng ty chế biến, xuất khẩu

Khác với phân tích sức mạnh thị trường của các nơng hộ và thương lái, số lượng mẫu của các công ty chế biến và công ty xuất khẩu bị hạn chế nên không thể thực hiện phân tích sức mạnh thị trường theo phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên với chỉ số Lerner. Vì vậy, chỉ số CR4 sẽ được sử dụng để phân tích mức độ tập trung thị trường của các công ty chế biến và công ty xuất khẩu. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công Thương

(2020b), niên vụ cà phê 2019, tỉnh Lâm Đồng có 19 ngàn ha cà phê Arabica với năng suất bình quân 1,5 tấn/ha đạt sản lượng 28,5 ngàn tấn. Trong khi đó, kết quả khảo sát cho thấy các cơng ty chế biến thu mua 45,1% sản lượng cà phê của toàn chuỗi tương đương với 12,85 ngàn tấn. Ngược lại các công ty xuất khẩu thu mua hầu hết sản lượng của toàn chuỗi với tỷ lệ 87,9% tương đương khoảng 25,05 ngàn tấn.

Từ số liệu phân tích chỉ số tập trung thị trường trong Bảng 4.7 cho thấy một công ty xuất khẩu hàng đầu đã thu mua tới 29,8% sản lượng cà phê Arabica của toàn chuỗi, 4 công ty xuất khẩu hàng đầu cũng kiểm sốt khoảng 67,1% thị trường và nếu tính thị phần của 5 cơng ty xuất khẩu thì lên tới 72%. Điều này cho thấy mức độ tập trung thị trường của các công ty xuất khẩu cà phê Arabica là khá cao, khả năng cạnh tranh giữa các cơng ty là có nhưng khơng phải quá gay gắt. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 80% các công ty xuất khẩu là các doanh nghiệp FDI với tiềm lực về vốn rất mạnh so với các cơng ty trong nước. Ngồi ra, khả năng về tìm kiếm và mở rộng thị trường của các cơng ty FDI cũng đã có sẵn lợi thế từ các công ty mẹ. Mặc dù giá cà phê của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi giá cà phê trên thế giới, nhưng trên thực tế các cơng ty xuất khẩu cũng sẽ góp phần quyết định giá trên thị trường cà phê Việt Nam bởi mức độ tập trung thị trường cao.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)