Tổng hợp nguồn thu thập số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 64 - 67)

STT Chỉ tiêu Nguồn

1 Diện tích cà phê Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục Thống kê tỉnh Lâm

Đồng và một số tỉnh khác, FAO, ICO.

2 Năng suất cà phê Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục Thống kê tỉnh Lâm

Đồng và một số tỉnh khác.

3 Giá cà phê FAO, ICO, VICOFA.

4 Số hộ trồng cà phê Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng.

5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, Chi cục TT&BVTV tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng.

6 Chủ trương, chính sách có liên quan đến ngành cà phê

Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án VNSAT Lâm Đồng.

7 Các nghiên cứu về CGT nông sản

Bên cạnh đó, những thơng tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng và số liệu thống kê về tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê được thu thập từ các tổ chức có liên quan như ICO, FAO, từ Tổng Cục thống kê Việt Nam, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thành khác. Ngoài ra, nguồn dữ liệu thứ cấp còn được tổng hợp từ những chính sách về phát triển sản xuất nơng nghiệp, xuất khẩu nơng sản nói chung và cà phê nói riêng của các Bộ, ngành cũng như của tỉnh Lâm Đồng như trong Bảng 3.2.

3.3.2.2 Số liệu sơ cấp

Xác định cỡ mẫu và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (nhiều giai đoạn). Trước hết, phương pháp chọn mẫu phân tầng được sử dụng dựa trên số liệu về số hộ trồng cà phê phân theo địa phương của Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (2017). Sau đó, nghiên cứu sẽ chọn ra bốn khu vực là Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà và Đơn Dương là những khu vực có tỷ lệ số hộ trồng cà phê Arabica nhiều nhất ở Lâm Đồng để thực hiện khảo sát.

Tiếp theo, với bốn khu vực đã được chọn ra theo phương pháp phân tầng ở trên, kết hợp với số liệu thống kê năm 2017 của cục thống kê tỉnh Lâm Đồng về số hộ trồng cà phê theo quy mơ diện tích hiện có của hộ và phân theo địa phương, tác giả lại tiếp tục chọn ra các xã, phường và thị trấn có số hộ trồng cà phê Arabica tập trung và nhiều nhất.

Cuối cùng, dựa vào các xã phường và thị trấn đã được chọn, nghiên cứu tiếp tục chọn ra các thơn, xóm và khu vực có tỷ lệ nông hộ canh tác cà phê Arabica với mật độ cao để tiến hành khảo sát như trong Bảng 3.3.

Việc xác định cỡ mẫu hiện nay có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Việc tính tốn cỡ mẫu khi đã có số liệu về số quan sát của tổng thể (Yamane, 1967; Slovin, 1984) được thực hiện theo công thức sau:

𝑛 = 𝑁

(1 + 𝑁. 𝑒2)

Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép. Nếu dựa vào số biến độc lập trong mơ hình, việc xác định cỡ mẫu tối thiểu cần gấp 5 lần số biến độc lập (Habing, 2003; Hair và ctv., 2006). Tuy nhiên trong thực tế, việc lấy mẫu có thể dựa vào nguyên tắc thống kê sau: (1) Nếu dựa vào phương pháp số lớn, cỡ mẫu lớn hơn 40 được coi là mẫu lớn cho nghiên cứu quy mô vừa và nhỏ; (2) Đối với nghiên cứu quy mô lớn, cỡ mẫu thường chiếm 7% trong tổng thể (Lộc, 2016). Chính vì vậy, trong nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu của Yamane (1967) và Slovin (1984) do đã có số liệu về các nơng hộ trồng cà phê Arabica ở Lâm Đồng. Theo Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (2017), số hộ trồng cà phê Arabica phân theo địa phương là 8.858 hộ. Do cà phê Arabica là cây công nghiệp dài ngày nên nếu có sự chuyển đổi cây trồng thì

cũng chỉ chuyển đổi một phần, rất ít hộ chuyển đổi tồn bộ diện tích sang canh tác cây trồng mới. Vì vậy sự biến động về số hộ trồng cà phê Arabica là tương đối thấp. Trong nghiên cứu này do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện nên sẽ chấp nhận mức sai số cho phép là 7% với độ tin cậy là 93% và cỡ mẫu tối thiểu sẽ là:

𝑛 = 8.858

[1 + 8.858 ∗ (0,07)2]= 200 (𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑠á𝑡)

Như vậy, cỡ mẫu khảo sát là 200 nông hộ. Dựa vào tỷ lệ số nông hộ trồng cà phê Arabica phân theo địa phương (Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2017), số lượng mẫu sẽ được phân bổ ở bốn khu vực chính sản xuất cà phê Arabica tại Lâm Đống đó là: Đà Lạt 90 hộ, Lạc Dương 71 hộ, Đơn Dương 24 hộ và Lâm Hà 15 hộ như trong Bảng 3.1.

Phương pháp chọn mẫu

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất (Lộc & Thọ, 2016) đối với các nơng hộ trồng cà phê Arabica. Tiêu chí chọn lựa đối tượng khảo sát là những nơng hộ có diện tích cà phê Arabica tối thiểu là 1.000m2 vì với những diện tích nhỏ hơn thường trồng xung quanh nhà nên việc chăm sóc và đầu tư sẽ có sự khác biệt rất nhiều so với canh tác trong điều kiện bình thường. Tiêu chí thứ 2 là cà phê đang ở trong độ tuổi kinh doanh từ năm thứ 3 trở đi vì từ thời điểm này cà phê mới cho thu hoạch. Căn cứ vào danh sách nông hộ trồng cà phê tại các xã và các thôn, lựa chọn ngẫu nhiên ra số lượng nông hộ cần thực hiện khảo sát như trong Bảng 3.2.

Các tác nhân còn lại: đơn vị cung cấp vật tư đầu vào, thương lái, công ty chế biến, công ty xuất khẩu được lựa chọn điều tra theo phương pháp liên kết CGT (Lộc & Son, 2016). Cụ thể:

Đơn vị cung cấp vật tư đầu vào là các tác nhân có chức năng cung cấp các loại vật tư đầu vào cho nơng hộ canh tác cà phê: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), cây giống…

Thương lái/đại lý là các tác nhân có chức năng trung gian gồm các hoạt động thu mua và vận chuyển, dự trữ cà phê Arabica từ các nơng hộ sau đó bán cà phê Arabica cho các công ty kinh doanh chế biến, công ty xuất khẩu cà phê Arabica.

Công ty chế biến/HTX là các tác nhân có chức năng thu mua cà phê từ nông hộ, thương lái/đại lý sau đó thực hiện cơng đoạn chế biến cà phê nhân, cà phê bột và bán sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước. Với CGT cà phê Arabica, các HTX có quy mơ lớn, có đầu tư thiết bị và công nghệ chế biến cà phê và tự phân phối sản phẩm cà phê đến thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp nên có thể để HTX có vai trị như các cơng ty chế biến.

Cơng ty xuất khẩu là tác nhân có chức năng thu mua cà phê từ thương lái/đại lý và cơng ty chế biến/HTX sau đó thực hiện cơng đoạn chế biến cà phê nhân và xuất khẩu trực tiếp cà phê nhân ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)