Cơ cấu lợi nhuận/kg cà phê Robusta nhân xô ở Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 28 - 38)

Trong khi đó, Boaventura và ctv. (2018) lại tập trung nghiên cứu mơ hình tạo ra

giá trị dọc theo CGT cà phê đặc sản. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua thu thập thơng tin trong vịng 15 năm từ hai tờ báo của Brazil. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thực hiện phỏng vấn chủ quán cà phê, người sản xuất cà phê, hợp tác xã, các trung gian và cơ quan quản lý. Kết quả nghiên cho thấy, các tác nhân trong CGT cần tập trung vào phát triển các mối quan hệ hợp tác dọc theo chuỗi để thúc đẩy các quy trình sản xuất nhằm mục đích khác biệt hóa sản phẩm thơng qua những hạt cà phê hảo hạng và những trải nghiệm độc đáo. Sự tăng cường quan hệ hợp tác của các tác nhân trong chuỗi để tìm kiếm kinh nghiệm và sự tin tưởng giữa các tác nhân trong chuỗi. Cuối cùng, sự gia tăng giá trị sử dụng của khách hàng về làn sóng thứ 3 (cà phê đặc sản) có thể dẫn đến gia tăng GTGT, cho phép bán được giá cao hơn và lợi nhuận nhiều hơn cho các tác nhân tham gia.

Nông hộ trồng cà phê

90%

Đại lý địa phương 2%

Công ty thu mua

2% Công ty chế biến, xuất khẩu 6%

Gần đây Gashaw và ctv. (2018) đã phân tích CGT cà phê tại khu vực Jimma Zone, Oromia Regional State, Ethiopia. Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với các nông hộ quy mô nhỏ nếu bán cà phê quả tươi thì GTGT tạo ra chiếm khoảng 24,21% trong tồn chuỗi. Nhưng nếu nơng hộ thực hiện thêm cơng đoạn phơi cà phê thì khi đó GTGT tạo ra sẽ tăng lên 46,63%. Do đó nơng hộ nhỏ cần thực hiện công đoạn sấy khô cà phê để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn góp phần nâng cao giá bán và thu nhập.

2.2 Phân tích sức mạnh thị trường

2.2.1 Phân tích sức mạnh thị trường nơng sản

Sức mạnh thị trường là một trong các yếu tố phản ánh cấu trúc thị trường. Chính vì vậy trong nghiên cứu về CGT, ngồi các tiêu chí như đã được đề cập ở trên, một số nghiên cứu cũng thực hiện phân tích sức mạnh thị trường. Sức mạnh thị trường là khả năng của một cơng ty có thể tăng lợi nhuận hoặc giá thị trường của hàng hóa hoặc dịch vụ so với chi phí cận biên. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, do giá bán bằng với chi phí cận biên (P=MC) nên những người tham gia thị trường khơng có sức mạnh thị trường (Murphy, 2006; Cakir & Balagtas, 2012). Trong kinh tế học có một số cách đo lường sức mạnh thị trường như: chỉ số tập trung thị trường CR (Concentration Ratio), chỉ số HHI (Herfindahl Hirschman Index), chỉ số RTS (Return to Scale) và chỉ số Lerner (ℒ).

Thị trường hoạt động hiệu quả có ý nghĩa quan trọng đối với phúc lợi và thu nhập của các tác nhân trong CGT. Ngược lại, nếu thị trường bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về thông tin thị trường khơng hồn hảo, thiếu thơng tin cho việc sản xuất, chế biến hay dự trữ ngắn hạn, thiếu kiểm soát chất lượng và sức mạnh thị trường thì những lợi ích về thu nhập và phúc lợi tiềm năng của các tác nhân trong chuỗi sẽ không thể đạt được.

Đặc điểm của CGT cà phê là có ít người thu mua với số lượng lớn, giá bán của nông hộ trồng cà phê thấp và hay biến động (Li & Saghaian, 2014), đôi khi nông hộ phải bán cà phê với giá thấp hơn giá thành sản xuất (Mehta & Chavas, 2008). Trong khi đó, đại lý thu mua cà phê là tác nhân rất quan trọng kết nối nông hộ với các doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu) nhưng trung bình mỗi xã chỉ có khoảng 4-5 đại lý thu mua (VNSAT, 2017). Vai trị quan trọng trong việc kết nối nơng hộ với các công ty của thương lái đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, nếu khơng có các thương lái, thì hầu hết các cơng ty chế biến và xuất khẩu không thể tự thực hiện được chức năng này do không đủ nhân lực, kinh nghiệm chuyên môn và cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: vận chuyển, phơi sấy, bảo quản (Thanh và ctv., 2015; Nâng & Hồng, 2018; Nghi và ctv.,

2018; Giang & Sarker, 2018).

Để đo lường sức mạnh thị trường, các nghiên cứu trước đây thường sử dụng chỉ số tập trung thị trường của 4 công ty hàng đầu CR4 hoặc HHI. Do thuận lợi trong việc tính tốn nên chỉ số HHI và CR4 đã được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng. Kaplinsky (2004) đã sử dụng chỉ số CR5 để đo lường mức độ tập trung thị trường của 5 nhà rang xay cà

phê lớn nhất tại Châu Âu trong năm 1995 so với năm 1998. Kang và ctv. (2009) tiến hành so sánh chỉ số CR4 và HHI của các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu gạo từ năm 1997 đến 2008. Trong khi đó, Pavic và ctv. (2016) đánh giá mối quan hệ giữa CR4 và HHI ở 3 mức độ tập trung thị trường là không tập trung, tập trung vừa và tập trung cao của nền kinh tế Mỹ. Mức độ tập trung của thị trường mía đường và gạo ở Đồng bằng sơng Cửu Long cũng được Hải (2005), Tùng & Hải (2016a) đo lường bằng chỉ số CR4. Tương tự, Gashaw (2018) cũng sử dụng chỉ số CR4 để xác định mức độ tập trung thị trường của các nhà thu mua cà phê quả tươi và cà phê quả khô tại Jimma Zone, Ethiopia. Việc tính tốn các chỉ số này rất đơn giản và dễ thực hiện, nhưng khi sức mạnh thị trường được đánh giá bằng các chỉ số trên thì hành vi của doanh nghiệp khơng được mơ hình hóa một cách rõ ràng (Murphy, 2006). Vì vậy, có một chỉ số khác để ước tính sức mạnh thị trường đó là chỉ số Lerner: ℒ ≡ (P −MC)/P (Lerner, 1934). Trong đó MC là chi phí biên, P là giá đầu ra và chỉ số Lerner cũng có thể được coi là một thước đo về sự tăng giá. Để tính được chỉ số Lerner yêu cầu phải có MC. Tuy nhiên MC thường khơng thể quan sát trực tiếp được trừ khi có điều kiện hiệu suất khơng đổi theo quy mơ. Vì vậy, Wolfram (1999) đã tính MC một cách gián tiếp từ việc ước lượng hàm tổng chi phí. Một phương pháp khác của tổ chức công nghiệp thực nghiệm mới (new empirical industrial organization – NEIO) có thể ước tính chỉ số Lerner mà khơng cần ước tính trực tiếp MC. Thay vào đó, sự tăng giá được ước tính từ hàm hồi quy (thường được gọi là quan hệ cung) để xác định MC như trong nghiên cứu của Deodhar & Pandey (2008) và Perloff & Shen (2012). Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của cả 2 phương pháp này là phải có các dữ liệu về chi phí như: giá đầu vào, sản lượng đầu ra và điều kiện hiệu suất không đổi theo quy mô. Để khắc phục hạn chế này, một phương pháp tiếp cận mới của Kumbhakar và

ctv., (2012) cho phép ước tính sức mạnh thị trường ngay cả khi dữ liệu giá đầu vào

khơng có sẵn và hiệu suất thay đổi theo quy mơ.

Chính vì những ưu điểm nổi trội từ phương pháp tiếp cận của Kumbhakar và ctv. (2012) mà nhiều nghiên cứu gần đây đã áp dụng để tính sức mạnh thị trường trong các chuỗi ngành hàng nông sản, thực phẩm. Cụ thể: Cechura và ctv. (2015) và Koppenberg & Hirsch (2019) ứng dụng để phân tích sức mạnh thị trường của ngành hàng sữa tại Châu Âu. Trong khi Lopez và ctv. (2015, 2017) áp dụng để phân tích sức mạnh thị

trường của các ngành hàng thực phẩm. Gần đây nhất là cơng trình nghiên cứu của Rahman và ctv. (2021) về phân tích sức mạnh thị trường trong CGT lúa gạo tại

Bangladesh.

2.2.2 Phân tích sức mạnh thị trường cà phê

Tương tự như phân tích sức mạnh thị trường của các ngành hàng nơng sản thực phẩm nói trên, phân tích sức mạnh thị trường trong ngành cà phê cũng được đo lường dưới nhiều chỉ số như: mức độ tập trung thị trường CR, chỉ số Lerner và chỉ số năng lực cạnh tranh (RCA). Chỉ số CR5 đã được sử dụng để đo lường mức độ tập trung thị trường của 5 nhà rang xay cà phê lớn nhất tại Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số

CR5 trong năm 1995 là 21,5% và đã tăng lên rất nhanh tới 58,4% vào năm năm 1998 (Kaplinsky, 2004).

Ngoài ra, chỉ số Lerner cũng được sử dụng để phân tính sức mạnh thị trường trong ngành cà phê. Kết quả phân tích của Gilbert (2007) cho thấy chỉ số Lerner có sự biến động rất lớn giữa các quốc gia và giữa các thời điểm khác nhau. Đó là sự khác biệt đáng kể về chỉ số Lerner của các nhà bán lẻ cà phê từ 1980-2005 ở các nước tiêu thụ cà phê trên thế giới. Chỉ số này tại France, Germany, Netherlands, lần lượt là 0,000, 0,000, 0,072. Điều này chứng tỏ các nhà bán lẻ cà phê tại France, Germany, Netherlands khơng có sức mạnh thị trường và thị trường bán lẻ cà phê tại 3 nước này là thị trường cạnh tranh hồn hảo. Trong khi đó, tại Japan và UK chỉ số Lerner lên đến 0,590 và 0,669, chứng tỏ thị trường bán lẻ cà phê tại 2 quốc gia này không phải là thị trường cạnh tranh hồn hảo, nó gần với thị trường độc quyền hơn. Tương tự, chỉ số Lerner của các nước sản xuất cà phê như Brazil, Tanzania và Uganda trong giai đoạn 2001-2005 gần như bằng 0. Trong khi chỉ số Lerner tại Côte d‘Ivoire, Columbia, Việt Nam và Indonesia lại cao hơn nhiều, lần lượt là 0,361, 0,230, 0,184, 0,108 (Gilbert, 2007). Sức mạnh thị trường thông qua chỉ số Lerner của các nhà rang xay cà phê tại thị trường Thủy Điển từ năm 1985-2002 cũng chỉ vào khoảng 0,01 rất gần với 0. Điều này chứng tỏ đây là thị trường cạnh tranh hồn hảo. Tuy nhiên các nhà rang xay vẫn có một chút sức mạnh thị trường ở một số khu vực nhất định hoặc thông qua hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu (Durevall, 2007).

Deodhar & Pandey (2008) nghiên cứu về chính sách cạnh tranh mới nhằm thúc đẩy cạnh tranh và tăng hiệu quả của thị trường. Nghiên cứu tập trung vào phân tích sức mạnh thị trường cà phê hòa tan của Ấn Độ. Kết quả chỉ ra rằng chỉ số sức mạnh thị trường rất nhỏ (0,123 rất gần với 0) do đó thị trường khơng được đặc trưng bởi hành vi thơng đồng và nó gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Trên thực tế, mức độ truyền giá giữa nông hộ và người tiêu dùng cuối cùng phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực chế biến. Vì vậy, cần phải biết mức độ cạnh tranh trong các ngành khác nhau. Do đó Li & Saghaian (2014) đã nghiên cứu sức mạnh thị trường và sự điều chỉnh giá dọc theo chuỗi cung ứng giữa giá cà phê tại nông trại và giá thế giới của loại cà phê “Colombian Milds” chất lượng cao. Kết quả cho thấy giá sản xuất và giá cà phê thế giới được điều chỉnh không cân xứng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng phân tích sức mạnh thị trường thơng qua năng lực cạnh tranh với chỉ số lợi thế so sánh hữu hiệu (RCA). Zuhdi & Suharno (2016) đã phân tích chỉ số RCA trong lĩnh vực cà phê của Việt Nam và Indonesia tại thị trường ASEAN. Kết quả phân tích cho thấy chỉ số RCA của Indonesia là 10,16 trong khi của Việt Nam là 53,44, chứng tỏ xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường ASEAN có lợi thế hơn nhiều so với Indonesia. Tương tự, báo cáo của Bộ Cơng Thương (2020b) cho thấy, Việt Nam có lợi thế tương đối lớn đối với mặt hàng cà phê (RCA > 1), cao hơn hầu hết các nước trong khối EU hay CPTPP. Tuy nhiên, nếu so với các cường quốc

về sản xuất cà phê Arabica trên thế giới như Brazil, Colombia hay Ethiopia năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ ở mức trung bình.

2.3 Phân tích ma trận SWOT và giải pháp nâng cấp chuỗi 2.3.1 Phân tích ma trận SWOT 2.3.1 Phân tích ma trận SWOT

Phân tích ma trận SWOT là việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Shabanova và ctv., 2015). Trên cơ sở đó, nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này trong phân tích CGT để đưa ra các giải pháp nhằm tận dụng những điểm mạnh của chuỗi hoặc của các tác nhân để theo đuổi những cơ hội từ bên ngồi, chính là các giải pháp mang tính cơng kích. Trong khi đó, việc tận dụng những cơ hội bên ngồi để khắc phục những điểm yếu vốn có của chuỗi sẽ giúp hình thành những giải pháp mang tính điều chỉnh. Ngồi ra, sử dụng cơng cụ phân tích này cũng giúp xây dựng được giải pháp mang tính thích ứng bằng cách tận dụng những điểm mạnh sẵn có của ngành hàng/sản phẩm để khắc phục những hậu quả do những thách thức từ bên ngoài mang đến. Hoặc để đưa ra giải pháp mang tính phịng thủ để khắc phục những điểm yếu vừa hạn chế được những hậu quả do các thách thức từ bên ngoài đưa đến. Trong những năm gần đây, cơng cụ phân tích ma trận SWOT được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong phân tích CGT (Lộc & Khơi, 2011; Son & Nhỏ, 2013a, 2013b; Tâm & Hải, 2014; Son & An, 2014; Lộc và ctv., 2015; Trang & Tú, 2019; Fonseca và ctv., 2020; Son và

ctv., 2020; Hiếu, 2020).

Ngồi ra, để có thêm cơ sở cho việc phân tích ma trận SWOT, các nghiên cứu có thể lấy thơng tin từ phân tích thực trạng của chuỗi, ngành hàng, từ phân tích mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1985) và mơ hình PEST. Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh là một cơng cụ hữu dụng và hiệu quả để đưa ra chiến lược cạnh tranh cho một ngành hàng hay một doanh nghiệp. Có 5 nội dung phân tích trong mơ hình này, bao gồm: 1) Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành, 2) Đe dọa của các đối thủ mới hoặc sẽ gia nhập ngành, 3) Quyền lực thị trường của nhà cung ứng đầu vào, 4) Quyền lực thị trường của người mua, và 5) Đe dọa của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế. Kết quả đạt được từ phân tích này giúp nhận diện được những lợi thế và bất lợi thế trong sản xuất và kinh doanh của các tác nhân tham gia trong CGT và làm cơ sở cho việc phân tích các điểm mạnh và điểm yếu trong phân tích SWOT. Một số nghiên cứu về CGT hiện nay đã sử dụng mơ hình này để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi (Son & An, 2014; Trang & Tú, 2019; Hiếu, 2020; Son và ctv., 2020).

Nếu như trong phân tích mơ hình 5 áp lực cạnh tranh để xác định điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi thì trong phân tích mơ hình PEST để nhận diện được những cơ hội cho các tác nhân tham gia trong CGT để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời để xác định được những thách thức mà các tác nhân phải đối mặt trong quá trình hoạt động. Những cơ hội và thách thức này sẽ là các yếu tố đầu vào cho phân tích ma trận SWOT để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong CGT

(Hiếu, 2020). Gần đây nhất, Son và ctv. (2020) đã ứng dụng phân tích mơ hình PEST kết hợp với phân tích 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1985) và phân tích SWOT để xây dựng hệ thống các giải pháp nâng cấp CGT tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tương tự, Hiếu (2020) cũng đã kết hợp phân tích cả 3 mơ hình nói trên để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cấp CGT cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như chiến lược Marketing cho công ty của Wu (2020).

Nhìn chung, trong phân tích CGT nơng sản, ngồi việc sử dụng các công cụ phân tích mối quan hệ nội tại, bên trong của chuỗi như phân tích mối liên kết, kênh phân phối, phân tích kinh tế chuỗi…. thì việc phân tích tổng thể sự ảnh hưởng của các yếu tố vi, vĩ mơ đến tồn chuỗi chưa nhiều. Hoặc nếu có, các nghiên cứu cũng chỉ sử dụng cơng cụ phân tích ma trận SWOT hay kết hợp với phân tích mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1985) hoặc phân tích mơ hình PEST để đưa ra các giải pháp nâng cấp CGT. Thực tế, việc chọn lựa cơng cụ phân tích sẽ phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, vào sản phẩm của CGT hoặc quan điểm của nhà nghiên cứu. Tuy nhiên rất ít các nghiên cứu chọn lọc, kết hợp các yếu tố của cả 3 mơ hình PEST, mơ hình 5 áp lực cạnh tranh và

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)