Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 36 - 39)

2.4.1 Thực trạng sản xuất cà phê trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng 120 giống cà phê khác nhau (Hoffmann, 2014). Tuy nhiên số lượng giống cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao thì khơng nhiều. Hiện nay có 3 giống được trồng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam đó là giống cà phê chè (coffea Arabica), giống cà phê vối (coffea Robusta) và giống cà phê mít (coffea Chari) (Hiền, 2010).

Hình 2.6: Sản lượng của các nước trồng cà phê trên thế giới (ĐVT: 1.000 bao)

(Nguồn: ICO, 2018)

Nhìn chung, tổng sản lượng cà phê được sản xuất ra trên thế giới trong 4 năm vừa qua liên tục tăng và đạt ngưỡng 160 triệu bao vào năm 2017, trong đó sản lượng cà phê Arabica chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cà phê được sản xuất ra trên thế giới như trong Hình 2.6. Theo thống kê của ICO (2018), Brazil vẫn là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới chiếm 32,7%, trong đó chủ yếu là Arabica. Nước sản xuất cà phê đứng thứ 2 trên thế giới là Việt Nam, chiếm khoảng 15,8% nhưng chủ yếu là Robusta. Tiếp theo là Columbia với khoảng 8% nhưng chủ yếu cũng là Arabica.

2.4.2 Thực trạng tiêu thụ cà phê trên thế giới

Giá cà phê trong những năm qua được quyết định chủ yếu bởi chất lượng cà phê và quan hệ cung cầu cà phê trên thị trường. Do đó giá cà phê trên thế giới có sự biến động giữa các năm và giữa các nước trồng cà phê như trong Hình 2.7.

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và hơn 30% lượng tiêu thụ toàn cầu. Tiếp theo là các quốc gia ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương 22%, Bắc Mỹ 19% và Nam Mỹ 17%, còn lại là các khu vực khác như trong Hình 2.8.

Các nhà bán lẻ cà phê trên thế giới đang ngày càng chú trọng đến cách trình bày và phong cách pha chế sáng tạo. Ngồi ra, nhu cầu về các dịng cà phê đặc biệt cũng có xu hướng tăng ở phân khúc khách hàng cao cấp, ưa chuộng các dòng cà phê chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ hoặc đáp ứng được các tiêu chí bền vững (Bộ Cơng Thương, 2020b). - 50,000 100,000 150,000 200,000 2014 2015 2016 2017 Arabicas Robustas Tổng cộng

Hình 2.7: Giá cà phê của 3 nước xuất khẩu chính trên thế giới từ 2001-2019 (USD/tấn) Nhận xét chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới: Hiện nay trên thế giới chủ yếu tập trung vào sản xuất 2 loại cà phê là Robusta và Arabica. Trong đó Arabica được ưa chuộng hơn và chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cà phê trên thế giới. Brazil vẫn là nước sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới, sau đó là Việt Nam và Columbia. Giá cà phê trên thế giới phụ thuộc vào chủng loại cà phê và chất lượng nhưng biến động nhiều. Về thị trường tiêu thụ, EU là khu vực tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, tiếp theo là các quốc gia ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Xu hướng tiêu dùng hiện nay tập trung vào phân khúc rang xay tại chỗ để thưởng thức hương vị cà phê riêng biệt theo sở thích cũng như nhu cầu về các dòng cà phê đặc biệt, cà phê chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ.

(Nguồn: FAO, 2019b)

Hình 2.8: Tỷ lệ tiêu thụ cà phê của các khu vực trên thế giới năm 2017

(Nguồn: ICO, 2018) Africa 6% Asia & Oceania 22% Central America & Mexico 3% Europe 33% North America 19% South America 17%

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)