Đặc điểm ĐVT Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn
Kinh nghiệm Năm 22 15 30 6
Số lượng nhân viên Người 35 21 55 13
Tổng sản lượng cà phê Tấn/năm 29.776 14.000 46.130 11.635
Sản lượng Arabica Tấn/năm 4.106 1.400 8.500 2.669
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát, 2020)
Với chi phí trung bình để chế biến từ quả tươi ra 1 tấn nhân cà phê Arabica thành phẩm vào khoảng 54,140 triệu đồng bao gồm các chi phí về ngun liệu, cơng lao động, nhiên liệu và chất đốt, khấu hao máy móc thiết bị, xử lý chất thải… Về việc xuất khẩu, các công ty này xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới và giá xuất khẩu cũng giao động theo giá thị trường và còn phụ thuộc nhiều vào quy cách, chất lượng sản phẩm và đối tác. Tuy nhiên hầu hết các công ty sẽ xuất khẩu cho các nhà rang xay trên thế giới theo kỳ hạn 3, 5, 7, 9 hoặc 12 tháng.
Thuận lợi và khó khăn của cơng ty xuất khẩu
Về thuận lợi: có thể thấy hầu hết các cơng ty xuất khẩu cà phê Arabica đều đặt tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, gần vùng nguyên liệu nên thuận lợi cho việc thu mua và vận chuyển. Bên cạnh đó, các cơng ty này đa số là cơng ty FDI nên có tiềm lực vốn mạnh, thị trường tiêu thụ rộng và có nhiều năm kinh nghiệm trong xuất khẩu cà phê.
Về khó khăn: do giá cà phê Arabica quả tươi trong những năm gần đây xuống thấp nên các nơng hộ ít hái lựa. Vì vậy cơng ty xuất khẩu cũng khó khăn trong việc mua cà phê có chất lượng cao, trong khi yêu cầu về chất lượng từ các nhà rang xay ngày càng cao. Mặt khác, do mùa vụ cà phê Arabica chỉ tập trung vào khoảng 4 tháng nên các công ty phải hoạt động liên tục vào ban đêm vì vậy chi phí nhân cơng tăng cao làm tăng chi phí sản xuất. Giá cà phê trong nước cũng phụ thuộc vào giá cà phê trên thế giới, vì vậy khi xuất khẩu theo kỳ hạn hợp đồng từ 3 đến 12 tháng cũng gặp nhiều rủi ro về giá cho các cơng ty xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơng nghệ chế biến còn lạc hậu, hoạt động xuất khẩu chủ yếu vẫn là xuất khẩu cà phê nhân, chưa tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu có GTGT cao (Linh, 2017). Ngồi ra, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên các công ty cũng gặp khó khăn trong việc đặt container, đặt tàu vận chuyển, chi phí vận chuyển tăng…
4.2.1.5 Đặc điểm của các nhà bán lẻ Đặc điểm của nhà bán lẻ
Kết quả khảo sát 15 nhà bán lẻ ở Lâm Đồng cho thấy, loại hình của các nhà bán lẻ thường là các cửa hàng đặc sản, lị mứt và cơng ty. Nhà bán lẻ khơng chỉ có kinh doanh
mặt hàng về cà phê bột mà còn kinh doanh rất nhiều các mặt hàng khác nhau như bánh kẹo, mứt các loại và các mặt hàng đặc sản khác… Nhìn chung các nhà bán lẻ cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh cà phê, trung bình vào khoảng 11 năm (Bảng 4.15). Để thực hiện việc kinh doanh, các nhà bán lẻ thường thuê khoảng 5-6 nhân viên bán hàng, vào mùa lễ, tết, hay hè có thể thuê thêm nhân viên thời vụ. Sản lượng cà phê bột trung bình/năm của các nhà bán lẻ khoảng 2,4 tấn, trong đó Arabica chiếm khoảng 1,9 tấn.
Thuận lợi và khó khăn của nhà bán lẻ
Về thuận lợi: Nguồn cung cà phê của các nhà bán lẻ chủ yếu là từ các công ty/HTX và các cơ sở chế biến cà phê trong tỉnh. Vì vậy việc giao dịch và thanh toán rất thuận lợi. Bên cạnh đó, khách hàng của các nhà bán lẻ chủ yếu là khách du lịch, chiếm đến 95%, chỉ có 5% là khách địa phương.