Rào cản 1. Khơng quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Quan trọng 4. Rất quan trọng Điểm trung bình Thương lái: khảo sát 60 tác nhân
Nguồn vốn đầu tư lớn 0 3 28 29 3,43
Khó tìm nguồn cung 0 4 35 21 3,28
Đường xá khó khăn 0 11 28 21 3,17
Giá không ổn định 0 33 24 3 2,50
Khó tìm đầu ra 4 35 19 2 2,32
Công ty chế biến: khảo sát 16 tác nhân
Nguồn vốn đầu tư lớn 0 3 6 7 3,25
Tìm nguồn cung 1 5 7 3 2,75
Cạnh tranh 0 6 6 4 2,88
Giá không ổn định 0 1 10 5 3,25
Khó tìm đầu ra 0 2 6 8 3,38
Nhà bán lẻ: khảo sát 15 tác nhân
Nguồn vốn đầu tư lớn 3 6 5 1 2,27
Tìm kiếm khách hàng 0 3 7 5 3,13
Dịch Covid 19 0 0 5 10 3,67
Giá bán cao 0 2 8 5 3,20
Công ty xuất khẩu: khảo sát 5 tác nhân
Nguồn vốn đầu tư lớn 0 1 4 0 2,80
Tìm nguồn cung 0 2 2 1 2,80
Cạnh tranh 0 0 4 1 3,20
Giá không ổn định 0 0 1 4 3,80
Khó tìm đầu ra 0 1 4 0 2,80
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020)
Nguồn vốn đầu tư lớn, khó tìm nguồn cung và đường xá vận chuyển khó khăn là những rào cản quan trọng đối với các thương lái thu mua cà phê (Bảng 4.8). Các thương lái cần một số vốn lớn để thanh toán ngay cho các nơng hộ bán cà phê, thậm chí là ứng trước mùa thu hoạch. Kết quả này cũng tương tự như của các thương lái ở thị trường
mía đường (Tùng & Hải, 2016a). Trong khi các cơng ty thanh tốn lại cho thương lái thì chậm, từ 15-30 ngày, có một số trường hợp lâu hơn. Nên đây là rào cản quan trọng nhất đối với các thương lái khi muốn tham gia vào thị trường cà phê (3,43). Phần lớn các thương lái đã có các mối ruột để mua và họ có nhiều cách để duy trì mối quan hệ này. Vì vậy nguồn cung cũng là một trong những rào cản quan trọng cho người mới khi tham gia vào thị trường này (3,28). Bên cạnh đó đường xá khó khăn cũng là một rào cản quan trọng đối với các thương lái (3,17) vì phần lớn cà phê của các nơng hộ được trồng trong rừng hoặc gần rừng nên công việc vận chuyển thu gom được thực hiện bằng những đường mịn lối mở là rất khó khăn. Ngồi ra, yếu tố về giá cả khơng ổn định và việc tìm đầu ra đối với các thương lái chỉ ở mức ít quan trọng vì phần lớn các thương lái chỉ thu gom cà phê quả tươi và bán trong ngày nên giá lên thì mua lên và ít phải lo khâu tiêu thụ.
Khác với các thương lái, việc tìm kiếm đầu ra lại là rào cản quan trọng nhất đối với các công ty chế biến cà phê (3,38). Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư lớn và giá cả không ổn định (3,25) cũng là những rào cản quan trọng đối với các cơng ty chế biến vì phải đầu tư vào xây dựng nhà máy và lắp đặt dây chuyền chế biến, thu mua và dự trữ hàng. Nếu giá cà phê biến động có thể gây thiệt hại lớn cho các công ty chế biến, nhất là đối với trường hợp xuất khẩu theo kỳ hạn hợp đồng. Còn lại vấn đề tìm nguồn cung hay việc cạnh tranh cũng chỉ ở mức ít quan trọng.
Đối với cơng ty xuất khẩu, giá cà phê không ổn định là rào cản quan trọng nhất (3,80) ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Khi tham gia xuất khẩu, các công ty này thường ký hợp đồng xuất khẩu với kỳ hạn giao hàng là 1, 3, 5, 7… tháng. Trong thời hạn hợp đồng, nếu giá cả thay đổi (giá lên) thì các cơng ty sẽ phải bù lỗ thậm chí là bị phạt vì khơng cung ứng đủ số lượng trong hợp đồng. Bên cạnh đó, yếu tố cạnh tranh cũng là một trong những rào cản quan trọng đối với việc xuất khẩu cà phê của các công ty này. Khác với tất cả các tác nhân nói trên, dịch Covid 19 có ảnh hưởng rõ ràng nhất đến các nhà bán lẻ cà phê ở Lâm Đồng (3,67). Mặc dù mới xuất hiện dịch lần đầu tại Việt Nam nhưng nhiều tỉnh thành đã thực hiện giãn cách xã hội vì vậy các nhà bán lẻ có lúc cũng buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh hoặc có rất ít khách du lịch ghé mua. Thêm vào đó là việc tìm kiếm khách hàng và giá bán cao cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc kinh doanh do chi phí mặt bằng cao và đối tượng “Cị” thao túng thị trường.
Nói tóm lại, các tác nhân khác nhau sẽ đảm nhận các chức năng khác nhau trong vận hành CGT. Do đó rào cản gia nhập của các tác nhân là khác nhau. Đối với các thương lái, rào cản gia nhập quan trọng nhất là nguồn vốn đầu tư và việc tìm kiếm nguồn cung. Trong khi các công ty chế biến lại gặp rào cản lớn nhất là việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và giá cả không ổn định. Riêng với các nhà bán lẻ thì rào cản lớn nhất lại là do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và giá bán sản phẩm cao. Cịn lại đối với các cơng ty
xuất khẩu thì gặp rào cản chính đó là giá cà phê khơng ổn định và mức độ cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới.
4.2 Thực hiện thị trường
Ở mỗi khâu của q trình lưu thơng sản phẩm, mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Arabica có một số vai trị nhất định trong việc vận hành và thực hiện các chức năng trong CGT.
4.2.1 Đặc điểm của tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê Arabica 4.2.1.1 Nông hộ trồng cà phê 4.2.1.1 Nông hộ trồng cà phê
Thông tin chung của nông hộ
Các nông hộ tham gia trồng cà phê là tác nhân đầu tiên trong chuỗi với chức năng là sản xuất. Chức năng sản xuất gồm: hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê Arabica của các nông hộ.
Lao động tham gia sản xuất trong các hộ trồng cà phê Arabica được thể hiện như trong Bảng 4.9. Trong số 170 nơng hộ được khảo sát có 71% nơng hộ là người Kinh cịn lại 29% là người dân tộc thiểu số mà chủ yếu là người dân tộc K’Ho. Về tuổi của các chủ hộ cũng có sự chênh lệch rất lớn, trung bình là 36 tuổi. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu về các nông hộ trồng cà phê ở Đắk Lắk (Anh và ctv., 2019b). Các nông hộ trồng cà phê có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trung bình là 17 năm. Điều này sẽ rất thuận lợi cho việc thâm canh cà phê Arabica cũng như việc áp dụng và tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Năng suất cà phê của những nơng hộ có nhiều kinh nghiệm sản xuất thường cao hơn những hộ có dưới 10 năm kinh nghiệm (Nguyen & Sarker, 2018).