Khai thác tốt tiềm năng của thị trường tiêu thụ nội địa.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 121 - 122)

- Tham gia các lớp tập huấn của các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức

3.3.4.2 Khai thác tốt tiềm năng của thị trường tiêu thụ nội địa.

Trong thời kỳ hội nhập WTO như hiện nay thì việc xây dựng và quảng bá các sản phẩm thủy sản của Khánh Hịa ra nước ngồi là điều hết sức cần thiết vì chỉ có tăng xuất khẩu mới tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để khai thác thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa cũng là vấn đề cần sớm được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa vì phát triển thị trường nội địa sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu. Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh tiêu dùng nội địa để tập trung xuất khẩu là một bằng chứng rõ nhất. Trong khi cả thế giới đang nhịm ngó thị trường nội địa Việt Nam, không lẽ chúng ta lại thản nhiên chấp nhận để vất vả làm hàng xuất khẩu khi mà thị trường nội địa, với hơn 84 triệu dân, quy mô của thị trường nội địa Việt Nam không thua kém nhiều so với kim ngạch xuất khẩu. Nếu không giữ và chiếm lĩnh thị trường trong nước trước khi các doanh nghiệp nước ngoài kịp làm việc này, coi như chúng ta đã trao quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu cho các doanh nhân nước ngồi. Chính vì vậy, muốn khai thác tốt tiềm năng của thị trường nội địa để nâng cao giá trị cho sản phẩm NTTS và đem lại lợi ích ngày càng tăng cho người lao động Khánh Hòa, điều cần làm hiện nay là:

- Chú trọng đầu tư sản xuất những đối tượng thủy sản hiện thị trường nội địa đang có nhu cầu bên cạnh đối tượng phục vụ xuất khẩu. Quan tâm tìm hiểu nhu cầu

của người tiêu dùng nội địa hơn nữa. Cả người sản xuất và doanh nghiệp chế biến tuyệt đối khơng được có tư tưởng coi nhẹ thị trường nội địa mà cẩu thả trong việc sản xuất, ngược lại phải coi trọng người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, đặc biệt là các loại thủy sản dễ thích ứng với thị hiếu người tiêu dùng trong nước như tôm sú, tôm chân trắng, cua, ghẹ...

- Đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản. Bên cạnh sản phẩm thủy sản tươi, các sản phẩm chế biến hiện cũng đang rất được người tiêu dùng nội địa ưa chuộng. Để tạo sức hút, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản của Khánh Hịa cần tích cực quảng bá tại nhiều thị trường trong nước, cải tiến công nghệ bảo quản, cơng nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến và chú trọng mẫu mã hàng hóa cho các sản phẩm có tiếng, có chất lượng và có lợi thế cạnh tranh.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội nghề ni và chế biến thủy sản Khánh Hịa trong lĩnh vực thương mại trên thị trường nội địa.

- Các ngành chức năng cũng cần tham mưu cho UBND tỉnh ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích việc tạo lập mối liên kết giữa lưu thơng hàng hóa thủy sản với sản xuất. Đồng thời, hồn chỉnh thể chế quản lý lưu thơng hàng hóa thủy sản trong nội địa, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dự báo điều hành thị trường, giá cả các mặt hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)