1. Giá trị (trđồng)
2.2.3. Đầu tư cho NTTS
Ngành thủy sản trong đó có NTTS đã đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh Khánh Hòa thông qua xuất khẩu thủy sản. Tính đến năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt 89.700 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2005, tạo nên kim ngạch xuất khẩu giá trị trên 245 triệu USD. Đó là những con số gây ấn tượng mạnh mẽ, kích thích địa phương tập trung trí lực giải quyết những vấn đề còn tồn tại, những mặt yếu kém để xây dựng, phát triển ngành kinh tế thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, mức độ đầu tư kinh phí cho ngành chưa tương xứng, thậm chí còn thấp so với các ngành nghề khác. Những năm trước đây, với kinh phí thuộc chương trình 773 và 327, tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư được 5 dự án NTTS ở huyện Ninh Hòa, Cam Ranh và Vạn Ninh, nhưng phần lớn vốn tập trung vào công trình như đê bao, cống kênh mương là chính mà chưa chú tâm đầu tư chiều sâu nên đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công trình. Các công trình, các cơ sở ao đầm nuôi trồng thủy sản chủ yếu từ nguồn vốn tự có trong dân hoặc thông qua nguồn vốn tín dụng.
Bảng 2.7: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư NTTS của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001 - 2006 (ĐVT: triệu đồng)
Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn đầu tư 215.000 225.000 255.731 325.118 305.457 235.000 Trong đó: Vốn của dân 170.000 170.000 195.731 263.698 223.357 160.000 Vốn của nhà nước 20.000 20.000 20.000 31.420 42.100 60.000 Vốn nước ngoài 25.000 35.000 40.000 30.000 40.000 15.000 Nguồn: Sở Thủy sản
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2006, với nguồn kinh phí thuộc Chương trình phát triển NTTS của Chính phủ, với những khoản ngân sách hàng trăm tỷ đồng được đầu tư cho các công trình NTTS của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, với lượng vốn khá lớn, luôn luôn chiếm hơn 70% trong cơ cấu vốn đầu tư cho NTTS của chính người tham gia NTTS, tỉnh Khánh Hòa đã và đang đầu tư xây dựng nhiều công trình phục vụ cho phát triển ngành nuôi trồng với cơ cấu nguồn vốn như sau:
- Vốn ngân sách: nhà nước dành vốn ngân sách đầu tư cho chương trình phát triển NTTS bao gồm quy hoạch vùng nuôi, xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện, đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Đầu tư xây dựng các trạm kiểm dịch nuôi tôm giống, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động khuyến ngư.
- Vốn của dân: chủ yếu để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới ao, đìa, đầm nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất NTTS.
- Vốn đầu tư nước ngoài: thông qua các dự án với AIT, DANIDA, NORAD, dự án QDA... đầu tư vào việc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập các công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và khuyến ngư.
Trong những năm qua, do còn mới nên tỷ lệ tăng trưởng của ngành là khá lớn và lợi nhuận hấp dẫn đã thu hút rất mạnh nguồn vốn của dân và của nước ngoài, nguồn này thường chiếm khoảng 80% tổng số vốn đầu tư cho ngành NTTS, nhưng ngược lại, cũng vì lý do này mà sự phát triển của ngành mang tính tự phát là chủ yếu, phát triển nhưng thiếu quy hoạch, kế hoạch, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát dẫn đến hiện nay xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững và hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực của ngành NTTS ở các năm sau này. Tuy vậy, có thể nhận thấy rằng, sau 6 năm thực hiện chương trình phát triển NTTS, cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực NTTS đã và đang được đầu tư với quy mô ngày càng lớn và phát triển theo hướng công nghiệp.
Thủy sản là một trong những ngành mang lại ngoại tệ lớn cho tỉnh Khánh Hòa với số lượng ngày càng tăng nên việc đầu tư vốn cho ngành thủy sản nói chung và ngành NTTS nói riêng phát triển là hướng đi đúng nhằm điều tiết cán cân thương mại, tăng tích lũy ngoại tệ, có điều kiện nhập khẩu những công nghệ và thiết bị tiên tiến
trên thế giới góp phần tăng nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế tỉnh nhà. Bản thân ngành NTTS cũng đã rất cần vốn để phát triển bền vững.
Bảng 2.8: Nhu cầu và mức độ đầu tư vốn cho phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2001 - 2006 (ĐVT : triệu đồng)
Giai đoạn 2001 - 2006 Mức độ đầu tư vốn
Tổng số Ngân sách Vay tín dụng Vốn huy động
1. Khai thác xa bờ và BVNL 134.00 4.000 - 130.000 2. Chế biến thủy sản 428.000 8.000 110.000 310.000 3. Dịch vụ hậu cần nghề cá 50.993 46.207 - 4.786 4. Nuôi trồng thủy sản 713.313 75.313 60.000 578.000 Trong đó: Nuôi nước lợ - mặn 540.000 - 40.000 500.000 Nuôi nước ngọt 32.000 1.000 1.000 30.000 Các dự án nuôi CN 139.000 75.000 14.900 50.000 Hoạt động khác 30.213 213 5.000 25.000 Nguồn: Sở Thủy sản
Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2006, cùng với toàn ngành thủy sản thực hiện chương trình phát triển kinh tế thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành NTTS đã được đầu tư với tổng vốn hơn 713 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đầu tư. Trong đó lượng vốn dành cho nuôi nước lợ và mặn chiếm 540 tỷ chứng tỏ Khánh Hòa vẫn tập trung vào khai thác một số đối tượng nuôi truyền thống và có giá trị cao như tôm sú, tôm hùm với nguồn vốn được huy động từ người dân là chủ yếu, chiếm hơn 90% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hình thức nuôi này. Về phía nhà nước, nguồn vốn ngân sách phần lớn dùng để tập trung đầu tư cho các dự án nuôi công nghiệp như dự án ”Khu sản xuất giống tập trung xã Ninh Vân - huyện Ninh Hòa”, ngoài ra còn có các dự án như Khu nuôi tôm công nghiệp Cam Thịnh Đông, khu nuôi tôm công nghiệp Dốc Đá Trắng vẫn đang được triển khai [18].