Thị trường tiêu thụ sản phẩm NTTS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 60 - 62)

1. Giá trị (trđồng)

2.2.5.Thị trường tiêu thụ sản phẩm NTTS

Bảng 2.11: Cơ cấu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm NTTS của tỉnh Khánh Hòa năm 2006

Đối tượng mua Cơ cấu (%)

- Tư thương 80 - Các cơ sở chế biến, xuất khẩu 10 - Nước ngoài 10

Tổng cộng 100

Nguồn: Sở Thủy sản

Phần lớn các sản phẩm NTTS của tỉnh đều được người dân bán cho tư thương (nậu, vựa). Nhìn chung, các cơ quan chức năng trên địa bàn vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ các sản phẩm NTTS. Các kênh tiêu thụ chưa được tổ chức tốt, sản phẩm NTTS vẫn trôi nổi trên thị trường và phụ thuộc vào giá cả cũng như sức mua của tư thương nên tình trạng ép giá của các đầu nậu luôn xảy ra, nhất là vào mùa vụ thu hoạch tôm.

Đối với sản phẩm thủy sản ni trồng thì yêu cầu về thị trường tiêu thụ vừa là động lực vừa là mục tiêu phấn đấu của người sản xuất nuôi trồng và chế biến. Thủy sản ni trồng của Khánh Hịa phần lớn dành để phục vụ cho xuất khẩu, chiếm 70% sản lượng, 30% còn lại dùng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Bảng 2.12: Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm NTTS tỉnh Khánh Hòa năm 2006

Thị trường xuất khẩu Cơ cấu (%)

- Mỹ 35 - Nhật 25 - EU 20 - Khác 20 Tổng số: 100 Nguồn: Sở Thuỷ sản

Nhìn chung, cơ cấu thị trường xuất khẩu vẫn không thay đổi nhiều so với những năm trước đây với các thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ, Nhật, các nước EU, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, úc. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nguyên liệu

NTTS đã và đang gặp phải rào cản thương mại của một số nước. Hiện nay với nhiều đòi hỏi rất cao của nhiều thị trường về vệ sinh an tồn thực phẩm và những địi hỏi khác như bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, khơng có dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… thì nhiều nhà máy chế biến có quy mơ sản xuất nhỏ đã không đáp ứng được yêu cầu này dẫn đến lượng hàng hóa xuất khẩu giảm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp chưa chú ý hoặc thiếu hiểu biết về vai trò và ý nghĩa của việc đầu tư xây dựng thương hiệu nên hầu hết hàng hóa thủy sản của các doanh nghiệp trong tỉnh khi xuất khẩu không mang nhãn hiệu của mình mà dưới nhãn hiệu khác hoặc đồng thời với nhãn hiệu khác hoặc xuất khẩu nguyên liệu là chính nên chịu nhiều thua thiệt và giá trị hàng hóa mang lại thấp.

Bảng 2.13: Cơ cấu thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm NTTS của tỉnh Khánh Hòa năm 2006

Thị trường nội địa Cơ cấu (%)

Nội tỉnh 75 Các tỉnh khác 25

Tổng số: 100

Nguồn: Sở Thuỷ sản

Với 30% sản lượng dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, thủy sản nuôi trồng phần lớn là các sản phẩm tươi chưa qua chế biến, tập trung vào các đối tượng như tôm chân trắng (dùng nội tỉnh), các loại cá nước ngọt (địa phương miền núi và các tỉnh Tây Nguyên) và một lượng nhỏ tôm sú, tôm hùm, cá mú (dùng trong nhà hàng, khách sạn và phân bố cho một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ). Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh phần nhiều chỉ quan tâm đến hàng xuất khẩu, chưa quan tâm sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa, nên thị phần này hiện nay bị chiếm lĩnh bởi các địa phương và các nước khác. Do vậy, nếu

không chú ý vấn đề này từ bây giờ sẽ bị thua thiệt trong cạnh tranh trên sân nhà khi mà nền kinh tế nước ta đang bước đầu hội nhập với thế giới.

Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho ngư dân bán sản phẩm được dễ dàng, giữ được chất lượng và nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, tỉnh đã có chủ trương phát triển ngành cơng nghiệp chế biến. Hiện nay tỉnh Khánh Hịa đã có trên 40 nhà máy chế biến trong đó có 20 nhà máy đơng lạnh với cơng suất cấp đơng là trên 350 tấn/ngày, thêm vào đó, trên địa bàn tỉnh hiện nay cịn có vài trăm hộ chế biến thủy sản khô và các sản phẩm hải sản khác. Ngoài ra, ngành thủy sản đã xây dựng Chợ cá Nam Trung bộ và đưa vào hoạt động nhằm tạo kiện cho sản phẩm NTTS được tiêu thụ thuận lợi hơn. Đồng thời, để cung cấp thơng tin về tình hình ni trồng và giá cả thị trường, mỗi tháng 3 lần, Trung tâm khuyến ngư có khuyến cáo trên Đài phát thanh truyền hình và Báo Khánh Hịa để người dân tham khảo.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 60 - 62)