Phân tích kinh tế xã hội của nghề ni tơm sú tại Nha Trang * Kết quả về mặt kinh tế của hoạt động nuôi tôm sú

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 83 - 87)

1. Giá trị (trđồng)

2.4.2.2Phân tích kinh tế xã hội của nghề ni tơm sú tại Nha Trang * Kết quả về mặt kinh tế của hoạt động nuôi tôm sú

* Kết quả về mặt kinh tế của hoạt động nuôi tôm sú

Bảng 2.29: Kết quả sản xuất hoạt động nuôi tôm sú của các hộ tại Nha Trang trong năm 2006 và 2007 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha) Doanh thu (tỷ đồng) Lợi nhuận (tỷ đồng) 2006 32,93 54,07 1,64 4,05 0,15 2007 30,02 46,13 1,54 2,87 0,07

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và tính tốn của tác giả

Tổng diện tích ni tơm sú trong năm 2006 của 50 hộ điều tra tại Nha Trang là 32,93 ha. Năm 2007, diện tích giảm cịn 30,02 ha. Sản lượng do vậy cũng giảm từ 54,07 tấn trong năm 2006 xuống còn 46,13 tấn trong năm sau nên mức năng suất cũng chỉ đạt 1,54 tấn/ha so với 1,64 ha/tấn của năm trước. Nguyên nhân của sự suy giảm nói trên là do hoạt động nuôi tôm sú diễn ra một cách ồ ạt, không theo quy hoạch và khơng được kiểm sốt chặt chẽ trong một thời gian dài. Thêm vào đó, việc ni tơm khơng có ao chứa để nước thải xả trực tiếp ra biển, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng quy định... đã làm môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng dịch bệnh liên tiếp xảy ra, tôm chậm phát triển, kích cỡ tơm thành phẩm nhỏ, sản lượng thu được ít.

Đồng thời, với tình hình giá cả ngày càng tăng qua các năm, các loại chi phí đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất tơm sú như chi phí dầu, nhớt, điện, thức ăn, cơng lao động, hóa chất… cũng biến động thuận chiều. Đây là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Trong khi đó, giá đầu ra của tôm thương phẩm trên thị trường trong thời gian này lại rất bấp bênh, người nuôi chịu sự ép giá của tư thương nên đã trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của các hộ. Năm 2006, tổng doanh thu từ hoạt động nuôi

tôm sú của các hộ là 4,05 tỷ, sang năm 2007 giảm chỉ còn 2,87 tỷ. Lợi nhuận thu được cũng giảm tương ứng, từ 0,15 tỷ xuống 0,07 tỷ.

Để đánh giá kết quả về mặt kinh tế của nghề nuôi tôm sú tại Nha Trang, tác giả tiến hành phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với chi phí đầu tư ni tơm sú), tỷ suất lợi nhuận vốn (thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với nguồn vốn chủ sở hữu) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu thu được từ nuôi tôm sú) căn cứ vào kết quả ở bảng 2.30 dưới đây. Các tỷ suất này đều giảm qua hai năm 2006 và 2007.

Bảng 2.30: Kết quả về mặt kinh tế của hoạt động nuôi tôm sú tại Nha Trang trong năm 2006 và 2007

Năm Lợi nhuận/chi phí (%)

Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (%)

Lợi nhuận/doanh thu (%)

2006 3,82 4,62 3,68

2007 2,37 2,77 2,31

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và tính tốn của tác giả

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của nghề ni tơm sú tại Nha Trang trong năm 2006 đạt tỷ lệ 3,82%. Năm 2007, lợi nhuận từ nuôi tôm sú của các hộ đạt được đã giảm một nửa so với năm trước, đồng thời do mức chi phí đầu tư cho ni tơm lại cao hơn nên tỷ lệ này cũng đã giảm tương ứng, chỉ còn 2,37%.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng đã giảm từ 4,62% xuống còn 2,77% qua hai năm. Nghĩa là bình quân 1 đồng vốn người nuôi tôm bỏ ra, họ sẽ thu lại được 0,046 đồng lợi nhuận vào năm 2006, năm 2007 chỉ còn 0,028 đồng. Nếu so với lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân hàng thương mại tại cùng thời điểm - 9,36%/năm của 2006 (http://www.kenhdoanhnghiep.vn) và 10,26%/năm của năm

2007 (http://kinhte24h.com) thì mức lợi nhuận này thấp hơn. Tuy nhiên, các hộ nuôi tại Nha Trang khơng vì thế mà gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất, thay vào đó họ bỏ vốn đầu tư nuôi tôm chân trắng - một trong những đối tượng "cứu cánh" của tôm sú trong thời gian này nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Để thu được 1 tấn tôm chân

trắng thương phẩm, bà con phải chi bình quân 30 triệu đồng và thu lợi về khoảng 15 triệu đồng (http://www.baokhanhhoa.com.vn). Nếu giả sử tồn bộ chi phí trên đều là vốn của người ni bỏ ra thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt là 50%, cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và gấp nhiều lần so với tỷ lệ này ở tơm sú. Đây chính là động lực thu hút các hộ nuôi tôm sú tại Nha Trang dần chuyển sang nuôi tôm chân trắng để tránh rủi ro đồng thời tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, số hộ cịn nuôi tôm sú tại các địa bàn của Nha Trang đến nay chỉ cịn lại rất ít. Số liệu cụ thể qua điều tra và thống kê của tác giả như sau:

Bảng 2.31: Số hộ nuôi tôm sú tại Nha Trang qua các năm

Số hộ nuôi tôm sú Địa điểm ni

Năm 2007 Tính đến tháng 10/2008 - Đồng Bị - Bình Tân - Đồng Rọ Cồn - Cồn Dê 69 7 27 9 6 1 3 4 Tổng cộng 112 14

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả về mặt kinh tế của hoạt động sản xuất tôm sú được người nuôi quan tâm, là động lực trực tiếp khuyến khích họ đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, với một tỷ lệ đạt được khá thấp và giảm từ 3,68% trong năm 2006 xuống còn 2,51% vào năm 2007 như kết quả ở bảng 2.31 đã khiến người nuôi ở Nha Trang ngày càng "chê" tơm sú, thay vào đó họ chuyển dần sang các đối tượng ni khác ít rủi ro hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cá chẽm, ốc hương, đặc biệt là tôm chân trắng. Hiện nay, phong trào nuôi tôm chân trắng ở Nha Trang nói riêng và ở các địa bàn khác thuộc tỉnh Khánh Hịa nói chung phát triển khá nhanh. Tơm chân trắng đang trở thành một trong những loại tôm được tiêu thụ mạnh mẽ, đặc biệt ở thị trường nội địa. Trong khi đó, tơm sú thịt vẫn là đối

tượng chủ yếu dành để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, chiếm 95%, còn lại 5% sử dụng nội địa phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.

Với những rủi ro và kết quả không mấy khả quan mà con tôm sú mang lại trong thời gian vừa qua đã làm phần lớn các hộ tại Nha Trang ồ ạt chuyển đổi sang các đối tượng ni khác. Tuy vậy, hiện cũng cịn một số hộ vẫn tiếp tục duy trì canh tác tơm sú. Những chủ hộ này cho rằng, đầu tư vào nuôi tôm sú trên địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng và tại tỉnh Khánh Hồ nói chung vẫn là xu hướng hợp lý và có hiệu quả vì tơm sú là một trong những mặt hàng chiến lược trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh. Để đạt được điều này, bên cạnh sự nỗ lực của chính người ni trong việc tập trung đầu tư ni theo hướng cơng nghiệp, sử dụng quy trình ni khép kín, sử dụng chế phẩm sinh học, giảm thiểu sử dụng hố chất, kháng chất trong q trình ni để bảo đảm an tồn thực phẩm, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi, các cơ quan chức năng và các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh cũng cần có chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời, phù hợp, nhằm tạo động lực khuyến khích người ni tiếp tục duy trì sản xuất tơm sú - một trong những nghề thế mạnh của NTTS tỉnh Khánh Hòa.

* Kết quả về mặt xã hội của hoạt động nuôi tôm sú

Bảng 2.32: Kết quả về mặt xã hội của nghề nuôi tôm sú ở Nha Trang năm 2006, 2007

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2006 2007

1.Số hộ ni tôm sú

2.Tổng số lao động tham gia nuôi tôm sú 3.Tổng số lao động được tập huấn

4.Tỷ lệ lao động nuôi tôm sú được tập huấn 5.Thu nhập của lao động nuôi tôm sú

Hộ Người Người % Triệu đồng/người/tháng 50 104 76 73,08 1,24 50 99 88,3 89,19 1,28 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và tính tốn của tác giả

Trong 2 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh tôm sú của các hộ ở Nha Trang đã không đạt được kết quả kinh tế cao như mong đợi. Tuy nhiên, xét ở góc độ xã hội, ni tơm sú đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa

bàn, giúp họ có cơ hội tiếp cận với những kiến thức về ni trồng nói chung và ni tơm sú nói riêng một cách khoa học. Nhiều buổi hội thảo, các đợt tập huấn của Trung tâm Khuyến ngư, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các đơn vị sản xuất thức ăn, thuốc... đã giúp người nuôi nâng cao năng lực sản xuất. Tính đến hết năm 2007 đã có 89,19% lao động nuôi tôm sú được tham gia tập huấn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí và ý thức triển khai nuôi tôm sú theo hướng bền vững cho các hộ nuôi. Đây là những kết quả về mặt xã hội rất khó lượng hóa bằng giá trị nhưng lại có tác dụng rất lớn đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm sú tại Nha Trang.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 83 - 87)