1. Giá trị (trđồng)
2.5.2.2 Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân của NTTS Khánh Hòa
- Chưa đảm bảo được nguồn giống phục vụ cho ni biển
Theo định hướng về quy mơ diện tích phát triển NTTS đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 thì hướng phát triển chính của Khánh Hịa trong tương lai là tập trung phát triển nuôi biển [15]. Tuy nhiên, những đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao của Khánh Hịa như tơm hùm, cá mú, trai ngọc…nguồn giống ngoài tự nhiên thường rất khan hiếm và hiện nay tỉnh vẫn chưa thể chủ động sản xuất được bằng phương pháp nhân tạo, trong khi đó, khả năng và kỹ thuật sản xuất giống trong nước lại rất bấp bênh và có quy mô hạn chế. Do vậy, để tạo điều kiện cho ni biển của Khánh Hịa đạt được mục tiêu đã đề ra, nhất thiết phải tìm lời giải cho bài tốn con giống, đảm bảo khả năng đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng giống hải sản.
- Phong trào nuôi tôm chân trắng đang được bà con tổ chức nuôi đại trà không theo quy hoạch làm tăng nguy cơ dịch bệnh cho các đối tượng thủy sản khác
Việc ồ ạt thả nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây đang được các nhà khoa học đánh giá là không bền vững. Sau những vụ ni tơm sú thất bát vì dịch bệnh, hiện nay nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa đã tập trung vào nuôi nhiều đối tượng khác thay thế, trong đó nổi trội nhất là tơm chân trắng, góp phần đa dạng hóa và làm tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản nuôi trồng của tỉnh. Đây là đối tượng nuôi được đánh giá cao do có nhiều ưu điểm như nhanh lớn,
phát triển tương đối đồng đều, thời gian ni ngắn, có thể ni dày, chi phí thấp, đem lại kết quả kinh tế khá cao. Trung bình cứ một ao ni khoảng 2.500 - 3.000m2, nếu khơng bị dịch bệnh, sau khi trừ đi tồn bộ chi phí sản xuất, người ni lãi từ 25 - 30 triệu đồng [2]. Tuy nhiên, do việc phát triển khơng có sự quản lý chặt chẽ theo quy hoạch, chất lượng tơm chân trắng giống khơng được kiểm sốt đã dẫn đến tình trạng dịch bệnh trên đối tượng này đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến các đối tượng nuôi khác, đến đa dạng sinh học, gây thiệt hại cho sản xuất và môi trường.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm NTTS nội địa chưa được khai thác hiệu quả.
Hằng năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản bình quân của người dân Việt Nam vào khoảng 35,6 kg/người/năm [27]. Tuy nhiên một nghịch lý đặt ra hiện nay là, trong khi sản phẩm thủy sản ni trồng của Khánh Hịa xuất đi ngày càng nhiều trên thị trường thế giới (hiện trên 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh phục vụ cho xuất khẩu) thì ở thị trường nội địa, các sản phẩm thủy sản nổi tiếng của Khánh Hòa lại chưa được tiêu thụ mạnh.
Thị trường có vai trị quan trọng đến việc mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh của người NTTS. Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị sản xuất và chế biến sản phẩm thủy sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh chỉ quan tâm phục vụ cho xuất khẩu mà chưa quan tâm sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa, do vậy thị phần này hiện đang bị chiếm lĩnh bởi các địa phương và các nước khác. Đây là một thiệt hại không nhỏ đối với ngành NTTS của tỉnh nhà. Quan tâm củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời chú trọng phục vụ cả thị trường nội địa sẽ giúp ngành NTTS của Khánh Hòa phát triển ổn định và tồn diện.
- Tỷ lệ lao động NTTS có trình độ chun mơn cịn thấp.
Khánh Hịa là một trong những tỉnh có nghề NTTS phát triển sớm nhất trong cả nước và mặc dù là địa phương tập trung nhiều đơn vị nghiên cứu nhưng ngư dân vùng ven biển của Khánh Hịa phần đơng lại là những hộ nghèo, dân trí thấp nên kiến thức về NTTS cịn rất hạn chế, đa số ngư dân tổ chức sản xuất theo kiểu “tay ngang”, vì vậy lợi ích kinh tế thu được từ NTTS vẫn chưa cao. Thêm vào đó, những tác hại về ơ nhiễm mơi trường do hoạt động nuôi trồng đem lại là không thể tránh khỏi và ngày
càng nghiêm trọng. Phát triển NTTS bền vững là phải vừa đảm bảo lợi ích về mặt kinh tế vừa phải duy trì mơi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Để làm được điều này, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho người lao động, đặc biệt là những ngư dân trực tiếp tham gia sản xuất NTTS, là vô cùng cần thiết giúp họ nắm vững kỹ thuật nuôi, cách thức quản lý môi trường nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, nâng cao hiểu biết và ý thức phát triển nghề ni theo hướng bền vững.
Ngồi những khó khăn căn bản trên, ngành NTTS của Khánh Hòa cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn khác như:
Thiếu quy hoạch cụ thể cho vùng ni và quản lý vùng ni cịn hạn chế
- Thiếu quy hoạch cụ thể cho vùng nuôi: Trong những năm qua, Sở Thủy sản đã hoàn thành phương án quy hoạch tổng thể phát triển NTTS ở tỉnh Khánh Hòa, song việc triển khai quy hoạch chi tiết còn chậm và chưa cụ thể do một phần thiếu kinh phí triển khai, mặc khác địa phương chưa quan tâm đúng mức tới vai trò quy hoạch nên khi tiến hành không đồng bộ, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, ồ ạt, lấn chiếm lịng sơng, chất thải trong ni trồng khơng được xử lý đã đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành NTTS. Việc khắc phục những thiếu sót này rất khó khăn đặc biệt trong công tác đền bù giải tỏa để thực hiện quy hoạch. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Sở Thủy sản phối hợp chưa tốt với các địa phương để triển khai quy hoạch. Các huyện, thành phố khi cho phép sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng và xây dựng trại giống chưa bám sát vào quy hoạch đã được duyệt, nguồn kinh phí thực hiện sau quy hoạch khơng có.
- Quản lý vùng ni cịn khó khăn và hạn chế: Do NTTS ở Khánh Hòa sớm phát triển và phát triển mạnh, không theo quy hoạch, môi trường bị ô nhiễm và suy thối nên trong q trình ni dịch bệnh diễn ra khá phức tạp và đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Tuy gần đây, người dân và các cơ quan chức năng đã cố gắng ngăn chặn, bệnh trên các đối tượng ni trồng, trong đó tập trung ở tơm sú, tơm chân trắng, tơm hùm vẫn có nguy cơ bùng nổ bởi sự ơ nhiễm môi trường ngày càng tăng ở các vùng ni.
Ni trồng thủy sản chưa được đầu tư thích đáng
Ngành thủy sản trong đó có NTTS mang lại kim ngạch xuất khẩu đứng hàng thứ ba của tỉnh. Tuy nhiên mức độ đầu tư kinh phí cho ngành chưa tương xứng. Trong 10 năm trở lại đây, hàng năm NTTS được nhận từ ngân sách nhà nước đầu tư cho hạ tầng cơ sở để nuôi ở mức không đáng kể so với khai thác hải sản. Từ năm 1992 - 2003, trung ương đã đầu tư 5 dự án trong chương trình 773 và 327 ở huyện Ninh Hịa, Cam Ranh và Vạn Ninh song phần lớn vốn tập trung vào các cơng trình như đê bao, kênh mương là chính mà chưa quan tâm đến đầu tư chiều sâu nên đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả cơng trình. Thêm vào đó, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản các dự án 327, 773 triển khai chậm, cơng tác quản lý xây dựng cơ bản cịn lúng túng trong tất cả các khâu đã ảnh hưởng khơng ít đến tiến độ phát triển của ngành thủy sản.
Các cơng trình, các cơ sở ao đầm NTTS chủ yếu từ nguồn vốn tự có trong dân hoặc thơng qua nguồn vốn tín dụng. Vốn đầu tư xây dựng ao đìa ni tơm bình quân 150 triệu đồng/ha, xây dựng một trại giống có quy mơ trung bình 150 triệu đồng, đa số người ni khơng có vốn, trong khi đó quy định của Ngân hàng nhà nước chỉ cho vay rất hạn chế. Mặt khác, do những năm gần đây, NTTS gặp phải rất nhiều rủi ro trong sản xuất, điều này càng làm cho ngân hàng thận trọng hơn trong việc xem xét giải quyết vốn cho người nuôi, điều này đã làm hạn chế sự phát triển của NTTS.
Một số chính sách có tác dụng khuyến khích phát triển NTTS chưa được cụ thể hóa và ban hành kịp thời
- Chính sách về đất đai: theo Luật đất đai năm 1993, đất có mặt nước ni
trồng thủy sản thuộc đất nông nghiệp và sử dụng mặt nước NTTS (đất, mặt nước ven biển, eo vịnh và mặt nước ao hồ chứa) xếp vào đất trồng cây hàng năm là chưa phù hợp và mặt nước NTTS gồm nhiều loại, sản xuất NTTS có đặc thù riêng. Mặt khác, việc giao quyền sử dụng đất, mặt nước cho từng hộ gia đình cịn rất chậm.
- Chính sách thuế: đặc biệt là những chính sách thuế lợi tức, thuế thu nhập
hiện vẫn chưa tạo được động lực mạnh mẽ khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tích tham gia sản xuất NTTS.
- Chính sách vốn: hiện nay, vốn đầu tư cho nông thôn và ven biển từ rất
nhiều nguồn nhưng nhiều khi không tiêu thụ hết bởi nhiều lý do khác nhau. Trong đó có hai lý do nổi trội là khi vay cần phải có tài sản thế chấp, thứ hai là đến hạn trả. Thực tế ngư dân nghèo ở ven biển khơng có tài sản lớn để thế chấp vay vốn, một số đối tượng nuôi, đặc biệt là ni tơm hùm lồng, thì khả năng thu hồi vốn chậm.
- Chính sách bảo hiểm khi NTTS gặp rủi ro: sản xuất NTTS có tính đặc
thù là ln gặp rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh. Do vậy, nhà nước cần có những hỗ trợ kịp thời và thỏa đáng giúp người nuôi khắc phục thiệt hại.
Nguyên nhân làm cho các chính sách áp dụng trên địa bàn tỉnh chưa đem lại hiệu quả một phần do công tác cải cách hành chính trong hệ thống ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng trên địa bàn chưa thực hiện đầy đủ. Một số văn bản pháp quy chưa phù hợp với cơ chế quản lý của ngành và điều kiện thực tế của địa phương.
Tổ chức hệ thống dịch vụ, tiêu thụ còn kém
Việc quản lý hệ thống dịch vụ trên địa bàn tỉnh chưa được chặt chẽ nhất là lĩnh vực con giống có chất lượng kém vẫn lưu thơng trên thị trường. Ngồi ra, các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ nghề ni như thức ăn, hóa chất, nhất là thuốc trong danh mục cấm của Bộ Thủy sản chưa được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên vẫn còn lẫn lộn những sản phẩm kém chất lượng, giá cả không ổn định làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người ni trồng. Các kênh tiêu thụ vẫn chưa được tổ chức tốt, thêm vào đó, nhà nước lại chưa có chính sách bảo hiểm đầu ra, chưa có trung tâm giới thiệu và xúc tiến thương mại, nhất là giá cả thị trường, đầu vào, đầu ra chưa cung cấp đầy đủ và kịp thời nên người NTTS vẫn còn lúng túng nhiều trong việc định hướng sản xuất.
Để khắc phục những khó khăn tồn tại của nghề ni tơm sú tại thành phố Nha Trang nói riêng và ngành NTTS tỉnh Khánh Hịa nói chung, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại nêu trên, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp chìa khóa góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất tơm sú cho bà con tại Nha Trang cũng như cải thiện kết quả kinh tế cho ngành NTTS nhằm đảm bảo cho nghề nuôi tôm sú tại Nha Trang cũng như ngành NTTS của Khánh Hòa trong thời gian tới phát triển ổn định và bền vững.