Hoạt động quản lý chất lượng giống

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 53 - 55)

1. Giá trị (trđồng)

2.2.2.2 Hoạt động quản lý chất lượng giống

Bảng 2.6: Khả năng cung cấp giống một số đối tượng ni trồng ở Khánh Hịa tính đến năm 2006

Đối tượng Khả năng cung cấp (%)

Nuôi nước ngọt 70 Tôm sú giống 100 Tôm hùm giống 40 Cá biển 30 Nhuyễn thể 95 Nguồn: Sở Thủy sản

Công tác quản lý chất lượng con giống, đặc biệt là tôm giống, được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản của tỉnh nhà.

Khánh Hòa vừa là nơi có phong trào ni tơm sú đẻ đầu tiên ở miền Nam vừa là nơi cung cấp giống nhiều nhất cho cả nước [19]. Hiện nay ở Khánh Hịa có khoảng 1.100 trại giống với khả năng cung cấp là 100% cho nhu cầu nuôi tôm thịt của tỉnh, chủ yếu của tư nhân với quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên hiện nay do giá cả tôm giống thấp, cơ sở vật chất xuống cấp mà không được đầu tư cùng với nhu cầu cung cấp tôm cho các tỉnh khác không nhiều nên sản lượng tôm giống giảm. Năm 2003, sản lượng tơm post tồn tỉnh đạt 3,9 tỷ con, đến năm 2004 đạt 2,9 tỷ con, năm 2005 đạt 2,7 tỷ con post và năm 2006 là 2,3 tỷ con. Mặc dù sản lượng giảm nhưng theo đánh giá, chất lượng và uy tín tơm giống của tỉnh Khánh Hịa đã được khơi phục lại. Kỹ thuật sản xuất tôm giống ngày càng được cải tiến, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, tuy nhiên tỷ lệ thành cơng cịn thấp, phụ thuộc vào trình độ, điều kiện mỗi trại và chất lượng tôm bố mẹ.

Đối với tôm hùm, mặc dù đây là đối tượng nuôi chủ lực hiện nay của nghề ni biển Khánh Hịa, nhưng con giống vẫn phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên là chính, khả năng cung cấp của tỉnh chỉ khoảng 40%, do vậy còn phải phụ thuộc khá nhiều vào nguồn giống của tỉnh ngoài. Riêng đối với nguồn giống cá nước ngọt và cá

biển, hiện nay được cung cấp bởi cơ sở sản xuất của trường Đại học Nha Trang chủ yếu là cá trắm, cá trơi, cá chép, rơ phi đơn tính và bởi một số cơng ty trong và ngồi nước đầu tư sản xuất cá mú, hồng, bớp

Những năm từ 2001 trở về trước, việc kiểm dịch con giống dựa vào phương pháp cảm quan là chính. Từ năm 2001, để nâng cao chất lượng con giống, việc kiểm tra được xét nghiệm bằng cảm quan và kết hợp bằng máy. Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng giống trên địa bàn toàn tỉnh, trực thuộc Chi cục có các Trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các huyện, thị xã, thành phố ven biển đã được đầu tư Phòng kiểm nghiệm để thực hiện chức năng kiểm dịch con giống. Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có các cơ quan như Trường Đại học Nha Trang, Viện nghiên cứu NTTS III, Trung tâm khuyến ngư, Phân viện Khoa học vật liệu, Viện hải dương học, Công ty TNHH Hải Tiến đã trang bị máy PCR và phương tiện xét nghiệm bệnh, môi trường nuôi động vật thủy sản. Nhờ vậy, công tác quản lý chất lượng con giống trên địa bàn đã có bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động NTTS cho tỉnh nhà.

2.2.2.3 Hoạt động quản lý sản xuất thức ăn, hóa chất, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học phục vụ NTTS.

Việc quản lý hệ thống dịch vụ nhất là các loại vật tư nguyên liệu phục vụ nghề ni tơm như thức ăn, hóa chất, thuốc, đặc biệt là thuốc trong danh mục cấm của Bộ Thủy sản chưa được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên vẫn còn lộn xộn những sản phẩm kém chất lượng, giá cả không ổn định làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích NTTS.

Tỉnh Khánh Hịa có 3 nhà máy chế biến thức ăn nuôi tôm do Đài Loan đầu tư tổng công suất 60.000 tấn/năm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cịn có 138 loại thức ăn tôm của 23 nhà máy trong và ngoài nước (trong nước 9 nhà máy, nước ngoài 14 nhà máy) đang lưu hành với số lượng từ 12.000 - 15.000 tấn/năm, chủ yếu phục vụ nuôi tôm thịt xuất khẩu [12].

Thuốc thú ý và các chế phẩm phục vụ NTTS cũng rất đa dạng. Đây là cơ hội thuận lợi cho bà con nuôi trồng, nhưng cũng là mối nguy hiểm cho công tác quản lý dư lượng các loại kháng sinh cấm mà các thị trường nhập khẩu quy định. Mặt trái của

việc sử dụng hóa chất và các chế phẩm sinh học trong NTTS cũng chưa được các ngành các cấp quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)