Tác động của nghề nuôi tôm sú đến môi trường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 87 - 88)

1. Giá trị (trđồng)

2.4.2.3 Tác động của nghề nuôi tôm sú đến môi trường

Theo thống kê từ kết quả điều tra cho thấy, đa số người nuôi tôm sú ở Nha Trang đều là tay ngang, nghĩa là tự tìm tịi và học hỏi kinh nghiệm từ người khác, nên họ chưa hiểu và ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nuôi trồng theo hướng bền vững. Phần lớn các hộ chỉ thực hiện hoạt động sản xuất vì lợi nhuận mà khơng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nuôi. Một trong những bằng chứng chứng minh cho sự ô nhiễm môi trường nuôi là việc sử dụng thức ăn tươi trong quá trình canh tác. Trong tổng số 50 hộ được điều tra cịn có 8 hộ, chiếm 16% số hộ điều tra, hiện còn sử dụng thức ăn tươi trong giai đoạn cuối vụ. Tuy hầu hết các hộ trên đều thu được lợi nhuận, nhưng điều này sẽ gây hại rất lớn đến chất lượng nước và thổ nhưỡng quanh vùng. Bằng chứng là, sau một thời gian sản xuất, môi trường nuôi ở đây đã bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bỏ hoang hoặc nếu có tiếp tục canh tác, năng suất nuôi cũng đã giảm khá nhiều. Nếu như năm 2006, trung bình mỗi hộ thu được 1,64 tấn/ha thì sang năm 2007, năng suất thu được chỉ cịn 1,54 tấn/ha.

Bên cạnh việc sử dụng thức ăn tươi trong quá trình sản xuất, các hộ nuôi cũng chưa tn thủ đúng quy trình kỹ thuật ni theo hướng cơng nghiệp, đặc biệt là khâu phòng trừ bệnh. Nhiều hộ vẫn còn sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ Thủy sản để kích thích sự tăng trưởng của tơm. Dư lượng của những kháng sinh này không những sẽ tồn tại trong tơm thành phẩm mà cịn lắng đọng dưới đáy, lâu ngày đã tạo thành lớp chất thải hóa học độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến thổ nhưỡng, đến sự phát triển của các ngành nghề khác xung quanh vùng.

Những phân tích trên là bằng chứng cụ thể và rõ ràng cho thấy tác hại nghiêm trọng của việc phát triển nghề nuôi tôm một cách tự phát, không theo quy hoạch và khơng có ý thức đối với mơi trường. Để khôi phục lại thế mạnh của nghề nuôi tôm sú truyền thống tại Nha Trang, bên cạnh việc khắc phục những hậu quả về môi trường kể trên, công tác quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn cho người ni sẽ là những giải pháp quan trọng và cấp thiết tạo điều kiện duy trì và giúp nghề nuôi tôm sú phát triển một cách ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)