Tổ chức sản xuất nuôi tôm theo hướng công nghiệp và tăng cường đầu tư các yếu tố có tác động tích cực đến năng suất tôm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 104 - 105)

- Tham gia các lớp tập huấn của các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức

3.2.2 Tổ chức sản xuất nuôi tôm theo hướng công nghiệp và tăng cường đầu tư các yếu tố có tác động tích cực đến năng suất tôm

các yếu tố có tác động tích cực đến năng suất tôm

Để nâng cao năng suất tôm sú trong thời gian tới thì việc quan trọng cần làm của các hộ là phải tiến hành tổ chức sản xuất theo hướng nuôi công nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển của nghề nuôi tôm sú trên địa bàn thành phố Nha Trang cho thấy ngoài yếu tố chất lượng giống, năng suất tơm sú của các hộ cịn phụ thuộc vào các yếu tố đầu tư xử lý nước, phịng trừ bệnh, thức ăn cơng nghiệp và thức ăn tươi. Vì thế, hệ thống giải pháp này đòi hỏi thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

- Trong quá trình canh tác cần khuyến khích các hộ đầu tư ni theo đúng yêu cầu của sản xuất cơng nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đến khâu xử lý nước. Mặc dù các hộ hiện chỉ canh tác dưới hình thức bán thâm canh, chưa có đủ điều kiện tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh và thâm canh cao nhưng cũng cần phải xây dựng hệ thống ao chứa, kênh mương để có thể chủ động dẫn nước vào ao hồ và xả nước từ

ao hồ ra ngoài một cách hợp lý. Bên cạnh đó, theo dõi, quản lý chặt chẽ và xử lý tốt nguồn nước cung cấp trong suốt q trình ni nhằm hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro do nguồn nước xấu, nguồn nước chứa mầm bệnh, vật ký sinh có thể gây hại cho tôm.

- Song song với việc đầu tư xử lý nước, phòng trừ bệnh cho tôm cũng là một vấn đề quan trọng cần đặc biệt chú ý, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh trên tôm ngày càng gia tăng như hiện nay. Do tốc độ lây lan bệnh của tôm sú rất nhanh và để lại thiệt hại nghiêm trọng nên việc phòng bệnh cho đối tượng này luôn là ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc xác định số lượng giống thả đảm bảo sự cân bằng giữa lượng ôxy trong nước và nhu cầu của tơm, trong q trình ni bà con cần áp dụng những biện pháp dự phòng để vừa giúp ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh vừa giúp tôm tăng sức đề kháng thông qua việc cung cấp dưỡng chất cho tôm. Tuy nhiên, các hộ cũng không nên lạm dụng những chất dinh dưỡng này, đặc biệt là các loại thuốc thú y, hóa chất và các chế phẩm sinh học vì sẽ dẫn đến tình trạng dư lượng kháng sinh, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong xuất khẩu vào các thị trường truyền thống nhưng khó tính của Việt Nam như Nhật, úc, EU và Mỹ.

- Để việc sử dụng thức ăn công nghiệp đem lại hiệu quả cao, góp phần tăng năng suất cho tôm sú, các hộ cần quản lý và sử dụng các loại thức ăn một cách khoa học và phù hợp. Bên cạnh việc cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu giúp tôm phát triển, thức ăn cũng là nguồn gây ô nhiễm cao. Do vậy, cần xác định đúng liều lượng, phương pháp và thời gian cho ăn để tơm có thể tiêu thụ hết thức ăn, khơng gây lãng phí và ơ nhiễm mơi trường ni. Ngồi ra, các hộ nuôi cũng nên căn cứ vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ nguồn nước, thổ nhưỡng để chọn các loại thức ăn đạt chất lượng, phù hợp với yêu cầu sinh lý, với từng giai đoạn phát triển và điều kiện sống của tôm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)