Kết quả về mặt kinh tế của NTTS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 75 - 77)

1. Giá trị (trđồng)

2.3.2.Kết quả về mặt kinh tế của NTTS

Do tính đa dạng của các lồi thủy sản được ni trồng tại Khánh Hịa và những hạn chế về mặt thời gian, tài liệu nghiên cứu nên tác giả chỉ đánh giá kết quả về mặt kinh tế của NTTS qua các chỉ tiêu: năng suất nuôi trồng, lợi nhuận, doanh thu trên một đồng chi phí và lợi nhuận trên một đồng chi phí tính trên một tấn sản phẩm trong một vụ ni của tôm sú, tôm hùm, cá mú, ốc hương - những lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao ở tỉnh Khánh Hòa.

Bảng 2.23: Năng suất ni trồng một số lồi thủy sản có giá trị kinh tế ở Khánh Hịa

Năng suất năm TĐTT (%)

Đối tượng ni Đơn vị

tính 2004 2005 2006 06/04 BQ

- Tơm sú Tấn/ha 1,23 1,05 1,60 +30,08 +14,05 - Tôm hùm Tấn/lồng 0,08 0,04 0,06 -25,00 -13,40 - Cá mú Tấn/ha 2,20 2,40 2.50 +13,64 +6,60 -ốc hương Tấn/ha 1,10 1,60 1,60 +45,45 +20,60

Nguồn: Sở Thủy sản và tính tốn của tác giả

Từ kết quả ở bảng 2.23, có thể nhận thấy năng suất của hầu hết các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao được ni ở Khánh Hịa đạt được vào năm 2006 đều có xu hướng tăng so với các năm trước, bình quân tôm sú tăng 14,05%/năm, cá mú tăng 6,6%/năm, ốc hương tăng 20,6%/năm. Riêng đối với tôm hùm, mặc dù năng suất so sánh với năm 2004 có giảm nhưng đây là một trong những đối tượng có tiềm năng đang được khuyến khích đầu tư theo chiến lược phát triển ni biển của tỉnh, do vậy mà năng suất cũng đã tăng từ 0,04 tấn/lồng vào năm 2005 lên 0,06 tần/lồng vào năm 2006. Tuy mức tăng này vẫn chưa thực sự cao nhưng đây là dấu hiệu khả quan của ngành NTTS tỉnh, chứng tỏ việc chuyển đổi hình thức ni - từ ni đìa ven bờ sang nuôi mặt nước lớn - với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế là rất lớn và khả quan. Thực tế cho thấy, kết quả của việc chuyển đổi đã đem lại hiệu quả thiết thực và

hoàn toàn phù hợp với các điều kiện và nguyện vọng của đông đảo nông, ngư dân hoạt động trong lĩnh vực NTTS của tỉnh Khánh Hòa.

Bảng 2.24: Kết quả kinh tế một số lồi thủy sản có giá trị kinh tế ở Khánh Hịa Tính tốn kết quả về mặt kinh tế thu được trên một tấn sản phẩm trong một vụ của năm 2006. (ĐVT: triệu đồng)

Đối tượng nuôi Chỉ tiêu Tôm sú Tôm hùm bông Cá mú ốc hương Doanh thu (1) 89 500 80 150 Tổng chi (2) 53 350 58 110 Gồm: - Mua giống 2 200 10 35 - Thức ăn, hóa chất, thuốc 31 80 30 35 - Công lao động 6 30 8 10 - Điện, nhiên liệu 5 10 3 15 - Khấu hao 3 10 4 10 - Chi phí khác 6 20 3 5

Lợi nhuận (1- 2) 36 150 22 40

Doanh thu/1 đồng chi phí 1,68 1,43 1,38 1,36 Lợi nhuận/1 đồng chi phí 0,68 0,43 0,38 0,36

Nguồn: Sở Thủy sản

Nhìn chung, hiệu suất sử dụng chi phí của các đối tượng ni có giá trị kinh tế tại Khánh Hòa khá cao, nhất là hai đối tượng giữ vai trò chiến lược trong cơ cấu NTTS của tỉnh trong thời gian qua là tôm sú và tơm hùm. Cụ thể: một đồng chi phí bỏ ra để ni tơm sú có thể tạo ra bình qn 1,68 đồng doanh thu, trong khi đó, với một đồng chi phí đầu tư cho ni tơm hùm, bà con cũng sẽ thu lại được 1,43 đồng. Nuôi tôm thực sự đã mang lại thu nhập và lợi nhuận cho người lao động. Với diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng lớn, với kinh nghiệm sẵn có và những ưu đãi của tự nhiên cùng chính sách khuyến khích phát triển của các ban ngành thì đây chính là

động lực trực tiếp động viên người nuôi tiếp tục đầu tư cho sản xuất để tìm kiếm lợi nhuận, giúp cải thiện và nâng cao đời sống.

Bên cạnh tôm sú và tôm hùm, cá mú và ốc hương đang là hướng ni mới có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu về thủy sản cho thị trường trong nước và quốc tế. Việc mở rộng đối tượng nuôi trồng trong những năm gần đây ở Khánh Hịa đã giúp duy trì và phát triển đa dạng các sản phẩm thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời cũng góp phần làm giảm áp lực lên các đối tượng nuôi truyền thống. Tuy hiệu quả của việc đầu tư này chưa thể so với tôm sú và tôm hùm nhưng mức doanh thu thu được khi bỏ ra một đồng chi phí theo tính tốn là 1,38 đối với cá mú và 1,36 đối với ốc hương là một tỷ lệ rất khả quan, là động lực để phát triển nghề nuôi mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 75 - 77)