1. Giá trị (trđồng)
2.4.3 ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến kết quả nuôi tôm sú tại Nha Trang
Kết quả sản xuất hoạt động nuôi tôm sú chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có nhân tố điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn... Việc lượng hóa các nhân tố này tác động đến kết quả nuôi tôm sú rất phức tạp, đòi hỏi phải có hệ thống tư liệu đầy đủ và nhiều thời gian nghiên cứu. Do vậy, trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ đi vào phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào bao gồm chất lượng con giống (được biểu thị bằng tỷ lệ con giống đạt chất lượng qua kiểm nghiệm), mật độ giống, các chi phí cải tạo ao, xử lý nước, phòng trừ bệnh, thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi đến năng suất tôm sú của các hộ nuôi tại Nha Trang trong năm 2007.
Bảng 2.33: Phân tổ hộ nuôi tôm sú theo năng suất tôm
Các mức năng suất đạt được (tấn/ha)
Chỉ tiêu Đơn vị
tính BQ chung Dưới 1,55 1,55 - 2,5 Trên 2,5
1. Số hộ
* Tỷ trọng số hộ 2. Năng suất bình quân 3. Tỷ lệ giống đạt chất lượng 4. Mật độ giống
5. Cải tạo ao 6. Xử lý nước 7. Phòng trừ bệnh 8. Thức ăn công nghiệp 9. Thức ăn tươi Hộ % Tấn/ha % Con/m2 Trđồng Trđồng Trđồng Trđồng Trđồng 50 100 1,55 83,40 29,86 2,21 4,17 4,11 22,3 0,15 25 50 0,72 79,60 29,27 1,83 2,44 1,73 10,83 0,02 17 34 2,08 85,29 30,63 2,65 5,51 6,32 33,01 0,18 8 16 2,87 91,25 30,10 2,46 6,69 6,88 35,36 0,48 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và tính toán của tác giả
Các hộ nuôi tôm sú tại Nha Trang đều là những hộ có kinh nghiệm, có vốn, do vậy ngoài những hộ có năng suất thấp do tôm bị nhiễm bệnh, năng suất tôm của các hộ còn lại đạt được tương đối cao và ổn định, có 25 hộ đạt năng suất cao hơn mức bình quân chung, chiếm 50% tổng số hộ điều tra.
Theo kết quả phân tổ năng suất ở bảng 2.33, có thể thấy ngoài tỷ lệ giống đạt chất lượng thì các yếu tố chi phí xử lý nước, chi phí phòng trừ bệnh, chi phí thức ăn công nghiệp và chi phí thức ăn tươi đều biến động thuận chiều với mức tăng năng suất. Nhóm hộ có năng suất cao hơn mức trung bình đều sử dụng các yếu tố này nhiều hơn so với các hộ có năng suất thấp.
Trong nuôi tôm sú thương phẩm, việc chất lượng tôm giống đạt tỷ lệ cao hay thấp đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc nuôi tôm, do đó trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất. Để kiểm tra chất lượng tôm giống, ngoài phương pháp định tính là căn cứ vào kinh nghiệm của người nuôi và uy tín của các trại sản xuất giống, các hộ nuôi tôm ở Nha Trang đều dựa vào kết quả xét nghiệm do Viện nghiên cứu thủy sản III hoặc Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Khánh Hòa để đánh giá chất lượng tôm sú giống. Hiện tại, xét nghiệm là một phương pháp định lượng tuy không hoàn toàn chính xác vì thực tế chỉ dựa trên xác suất (chỉ lấy 10 mẫu giống để xét nghiệm) nhưng cũng đã phần nào phản ánh được chất lượng của con giống. Kết quả phân tổ năng suất tôm sú ở bảng 2.33 cho thấy, những hộ có tỷ lệ giống đạt chất lượng càng cao theo kết quả xét nghiệm, năng suất tôm thu được cũng sẽ tăng tương ứng.
Yếu tố chi phí xử lý nước cũng biến động thuận chiều với năng suất tôm. Nghề nuôi tôm sú tại Nha Trang sau một thời gian dài phát triển đã làm cho môi trường nước ở đây bị ô nhiễm khá nặng, đặc biệt là vùng nước lợ ven biển. Dịch bệnh trên tôm xảy ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn. ý thức được tầm quan trọng của môi trường nước đến sự thành công của việc nuôi tôm sú, các hộ nuôi ở Nha Trang đã tích cực tăng cường đầu tư xử lý nước và theo dõi cẩn thận chất lượng nước, đặc biệt là các yếu tố quan trọng như ôxy hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, độ pH trong suốt quá trình nuôi để kịp thời xử lý. Nếu như trước đây, nước được dẫn trực
tiếp vào ao nuôi thì đến nay, phần lớn các hộ nuôi đều dẫn nước và xử lý ở ao chứa trước, bình quân 1 tháng xử lý và châm nước 1 lần, từ đó dẫn vào ao nuôi để có thể kiểm soát chất lượng nước và hạn chế tối đa mầm bệnh.
Song song với việc theo dõi và quản lý chặt chẽ nguồn nước, người nuôi cũng đã chú trọng đến việc cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho tôm. ở hai nhóm hộ có năng suất cao hơn mức bình quân, chi phí đầu tư vào phòng trừ bệnh nhiều hơn hẳn nhóm hộ có năng suất dưới 1,55 tấn/ha. Tại Nha Trang, phòng trừ bệnh cho tôm bao gồm việc cung cấp khoáng chất, vi sinh, các chế phẩm sinh học và những chất dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên như vitamin C, trứng gà... vừa giúp tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh để tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh vừa đảm bảo chất lượng của tôm thành phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường nhằm duy trì hiệu quả sản xuất của các vụ nuôi sau.
Kết quả từ bảng 2.33 cho thấy, chi phí thức ăn được đầu tư càng nhiều sẽ làm cho năng suất tôm tăng tương ứng. Trên thực tế, khi tôm phát triển tốt thì chi phí thức ăn sẽ càng cao và cũng chỉ có những ao tôm có thời gian nuôi từ 3,5 tháng trở lên mới có thể sử dụng thức ăn tươi vào cuối vụ để tăng năng suất. Trong số 50 hộ được điều tra, còn 8 hộ có sử dụng thức ăn tươi - chủ yếu là cá cơm, trong đó 4 hộ thuộc nhóm có năng suất trên 2,5 tấn/ha. Tuy những hộ này đều thu được kết quả tốt nhưng chính việc sử dụng thức ăn tươi dựa trên kinh nghiệm và sự truyền miệng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm của môi trường nước và thổ nhưỡng, làm tăng nguy cơ dịch bệnh trên tôm.
Ngược lại, mật độ giống là yếu tố có tác động không rõ nét đến năng suất tôm sú của các hộ nuôi tại Nha Trang. Trên thực tế, mật độ giống thả của các hộ phụ thuộc một phần vào chi phí con giống. ở Nha Trang, giống được thả với mật độ bình quân dao động từ 24 đến 32 con/m2.
Chi phí cải tạo ao ít biến động khi năng suất tăng. Cải tạo ao là một quy trình tương đồng giữa các hộ nuôi bao gồm việc cày, bừa, phơi ao, bón vôi khử trùng , và mức chi phí này biến động thuận chiều với diện tích ao nuôi.
Hiện nay, tuy mặt hàng tôm sú của Việt Nam đang có xu hướng giảm thị phần ở các thị trường truyền thống như Nhật, Mỹ vì dư lượng kháng sinh trong sản phẩm và sự cạnh tranh của những mặt hàng có lợi thế khác, điển hình là tôm chân trắng, nhưng nhu cầu tôm sú sạch tại các thị trường như EU (tôm của Việt Nam được khách hàng EU đánh giá khá tốt, ưa chuộng nhờ chất lượng ổn định và ăn ngon miệng) [25], Bắc Mỹ trong đó có Canada (chủng loại tôm mà Canada có nhu cầu lớn nhất lại chính là loại tôm mà Việt Nam đang có thế mạnh trong nuôi trồng và xuất khẩu) [25] vẫn còn khá cao. Như vậy, cơ hội cho Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng để nâng cao doanh số xuất khẩu tôm vào các thị trường này trong thời gian tới là hoàn toàn có thể. Để đạt được kết quả này, ngoài việc quan tâm đầu tư cho các yếu tố đầu vào cần thiết, các đơn vị, các hộ tham gia nuôi tôm sú nhất thiết phải thực hiện đúng những quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng công nghiệp, đảm bảo sản xuất ra sản phẩm tôm sạch bệnh và có chất lượng cao đáp ứng tốt và thường xuyên những tiêu chuẩn, nhu cầu cho các thị trường tiềm năng này.