Công tác quản lý vùng nuô

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 51)

1. Giá trị (trđồng)

2.2.2.1 Công tác quản lý vùng nuô

Công tác quản lý vùng nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này là do nghề NTTS, đặc biệt là nghề nuôi tôm của tỉnh Khánh Hòa sớm phát triển và phát triển mạnh, không theo quy hoạch, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái nên trong quá trình nuôi dịch bệnh diễn ra khá phức tạp dẫn đến thiệt hại là khá lớn.

Bảng 2.5: Diện tích và giá trị thiệt hại của nghề nuôi tôm do dịch bệnh giai đoạn 2001 - 2006

Thiệt hại Năm

Diện tích (ha) Giá trị (tỷ đồng)

2001 1.338 41,02002 2.850 79,0 2002 2.850 79,0 2003 1.404 29,0 2004 4.450 32,0 2005 490 3,8 2006 395 3,1 Nguồn: Sở Thủy sản

Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy liên tục qua các năm, dịch bệnh đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, đó là do phần lớn bà con chạy theo phong trào hoặc bị lôi cuốn bởi lợi nhuận trước mắt, mặc dù chưa được trang bị kiến thức đã vội vã đầu tư xây dựng nuôi theo hình thức thâm canh, dẫn đến rủi ro cao, dịch bệnh phát triển. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật thủy sản và Luật môi trường còn kém cộng thêm tính cộng đồng thấp, thiếu sự hợp tác giữa các khâu từ sản xuất giống đến nuôi và tiêu thụ càng làm tăng thiệt hại của người nuôi. Tuy nhiên, vào năm 2005 và 2006, mức thiệt hại đã giảm đáng kể là do một phần người nuôi đã bắt đầu ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, tuân thủ mùa vụ, không phát triển ồ ạt như những năm trước, một phần do Sở Thủy sản Khánh Hòa trong những năm qua đã cố gắng từng bước hoàn thành phương án quy hoạch tổng thể phát triển NTTS, đồng thời cụ thể hóa và hướng dẫn một số chính sách như: chính sách nuôi tôm xuất khẩu, chính sách khuyến khích phát triển NTTS bền vững và vận dụng cơ chế khoán theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã thực sự có tác động thúc đẩy NTTS phát triển. Diện tích mặt nước đã có chủ sử dụng rõ ràng làm hiệu quả NTTS tăng lên, người sản xuất yên tâm bỏ vốn, kỹ thuật và lao động để nuôi trồng thâm canh tạo ra sản phẩm hàng hóa nhiều hơn và nguy cơ thiệt hại do dịch bệnh cũng giảm đi đáng kể, giá trị thiệt hại vào năm 2004 là 32 tỷ đến năm 2005 chỉ còn 3,8 tỷ, năm 2006 là 3,1 tỷ. Đây là kết quả từ sự cố gắng của chính những người nuôi tôm và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh.

Tuy vậy, cho đến nay mới có khoảng 30% diện tích đất NTTS được làm thủ tục cấp đất theo Nghị định 64 của Chính Phủ, số còn lại sẽ căn cứ theo quy hoạch tiếp tục cấp đất cho dân, đây là cơ sở giúp dân có thể vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển [15]. Còn đối với việc giao mặt nước NTTS, tỉnh cũng đã căn cứ vào các Nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ để giao một số diện tích mặt nước trong quy hoạch phát triển NTTS cho một số đơn vị và cá nhân [15].

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)