Thực trạng hệ thống tổ chức quản lý NTT Sở tỉnh Khánh Hòa 1 Các hình thức NTTS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 50)

1. Giá trị (trđồng)

2.2. Thực trạng hệ thống tổ chức quản lý NTT Sở tỉnh Khánh Hòa 1 Các hình thức NTTS

2.2.1. Các hình thức NTTS

Với đặc thù là một tỉnh có hệ thống đảo, bán đảo chạy dọc ven biển, được thiên nhiên ưu đãi, Khánh Hịa có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức NTTS. Các đối tượng thủy sản của địa phương được nuôi trồng dưới những hình thức chủ yếu như lồng ven biển, nuôi nước ngọt, nước lợ với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao.

Bảng 2.3: Diện tích theo các hình thức NTTS ở Khánh Hịa giai đoạn 2001-2006

Năm Diện tích ni Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 - Tôm, cá nước ngọt Ha 1.017 1.077 1.074 1.074 1.074 1.076 - Nuôi trồng nước lợ Ha 5.849 5.968 5.987 6.007 5.450 5.684 - Nuôi thủy sản lồng, bè, mảng Cái 9.084 9.538 10.015 10.515 24.700 30.406

Nguồn: Sở Thủy sản

Hiện tại, vùng nước phục vụ cho hoạt động NTTS của tỉnh Khánh Hịa có những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các hình thức ni ở các diện sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, do những hạn chế về quy hoạch, trình độ, thiếu sự đầu tư, thiếu các luận cứ khoa học, các hướng dẫn chỉ đạo triển khai công tác ni trồng một cách đồng bộ nên tình trạng NTTS của tỉnh còn diễn ra ở dạng tự phát, manh mún và thiếu ổn định dẫn đến sản lượng nuôi trồng là khơng cao mặc dù có sự gia tăng về diện tích ni trồng.

Mặt nước để ni cá nước ngọt không nhiều, song nhiều năm qua đi đối với việc xây dựng các cơng trình thủy lợi đã tạo nên nhiều vực nước có thể phát triển ni cá nước ngọt. Tổng diện tích ni nước ngọt tính đến cuối năm 2006 tại tỉnh Khánh Hịa là 1.076 ha trong đó 176 ha mặt nước ao hồ nhỏ và 900 ha mặt nước lớn. Đối với tôm sú, một trong những đối tượng ni nước lợ chính của người dân tỉnh Khánh Hịa, trong 5 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng tơm sú có chiều hướng suy giảm do quỹ đất của tỉnh dành để phục vụ cho các nhu cầu khác như công nghiệp, dịch vụ,

du lịch và một số yêu cầu khác quan trọng hơn. Diện tích ni tơm khơng phát triển nữa nên nhiều người dân đã đầu tư chiều sâu, phát triển theo hướng nuôi công nghiệp là chủ yếu. Cùng với tình hình thời tiết bất ổn, hạn hán kéo dài, độ mặn cao, dịch bệnh và giá cả bấp bênh, không ổn định nên người dân ngại bỏ vốn đầu tư, thay vào đó họ chuyển sang ni các đối tượng khác như tôm chân trắng, cá chẽm, ốc làm cho sản lượng tôm sú thu hoạch ngày càng thấp so với sản lượng bình quân ngành NTTS của tỉnh (bảng 2.4). Kết quả này đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả NTTS của Khánh Hòa.

Bảng 2.4: Sản lượng và cơ cấu sản lượng tôm sú qua các năm của tỉnh Khánh Hịa

NTTS tồn tỉnh Tôm sú Năm Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 2001 12.170 100,00 5.259 43,14 2005 22.550 100,00 4.050 17,96 2006 24.700 100,00 2.895 11,72

Nguồn: Sở Thủy sản và tính tốn của tác giả

Ngược lại, thủy sản lồng bè đang là một trong những hướng đi chiến lược cho phát triển kinh tế biển nói chung và NTTS nói riêng của tỉnh, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 - 2010. Khánh Hịa có rất nhiều thuận lợi cho phát triển ni biển, chính vì vậy, số lồng, bè, mảng phục vụ cho nuôi biển ngày càng tăng, năm 2006 là 30.406 cái, tăng hơn gấp ba so với năm 2004 và tiếp tục tăng thêm khoảng 23% so với 24.700 cái của năm 2005.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)