Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 120 - 121)

- Tham gia các lớp tập huấn của các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức

3.3.4.1 Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu

Để nâng cao uy tín và giá trị cho sản phẩm thủy sản ni trồng của Khánh Hòa tại các thị trường xuất khẩu, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất nuôi trồng cần phải:

- Triệt để tuân thủ những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn cho sản phẩm thủy sản. Để làm được điều này buộc người nuôi phải tổ chức sản xuất theo quy trình cơng nghiệp hiện đại giúp nâng cao chất lượng sản phẩm thu hoạch. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc, chất kháng sinh nằm trong danh mục cấm của Bộ Thủy sản ban hành. Đảm bảo chất lượng đầu vào cho chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn ISO, HACCP là chìa khóa giúp sản phẩm thủy sản ni trồng của Khánh Hòa tạo được chỗ đứng vững chắc trong cơ cấu nhập khẩu thủy sản của các thị trường lớn, các thị trường truyền thống cũng như các thị trường mang tính đột phá.

- Coi trọng và tập trung đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: tôm sú, tôm hùm, cá mú đến đơng đảo khách hàng trong và ngồi nước để tìm đối tác và tăng sức hút cho sản phẩm.

- Tổ chức tốt các hoạt động quảng cáo, hướng dẫn sử dụng và tăng cường hiểu biết về sản phẩm ni trồng của tỉnh Khánh Hịa đến các đối tượng tham gia q trình lưu thơng phân phối thủy sản tại các thị trường theo hướng chuyên nghiệp hóa.

- Đa dạng hóa các mặt hàng và mẫu mã để tối đa hóa lựa chọn của khách hàng, giúp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản ni trồng Khánh Hịa.

- Theo dõi và cập nhật thông tin về biến động của thị trường thủy sản thế giới để có sự điều chỉnh phù hợp, giúp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)