Chương 3: định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 99 - 102)

triển ni trồng thủy sản tỉnh khánh hịa 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển NTTS tỉnh Khánh Hòa

3.1.1 Quan điểm phát triển NTTS của tỉnh Khánh Hòa

- Phát triển NTTS phải phát huy được lợi thế so sánh của vùng.

Dựa trên thế mạnh của nguồn lợi thủy sản, điều kiện khí hậu - tự nhiên của biển và ưu thế về nguồn nhân lực để lựa chọn những đối tượng ni thích hợp và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tận dụng cơ hội, hạn chế những rủi ro, thua thiệt trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm giúp cho ngành NTTS đạt hiệu quả cao.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Phát triển NTTS gắn với bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ mơi trường thủy sản nói riêng. Giảm thiểu các tác động xấu của hoạt động NTTS đến các hoạt động kinh tế khác trong khu vực tiểu vùng và tồn vùng ven biển. Bảo vệ mơi trường luôn gắn chặt với phát triển NTTS một cách bền vững, lâu dài và được cụ thể hóa thành các chương trình hành động ở vùng thôn xã, nhằm quán triệt tư tưởng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao các nguồn lợi đới ven biển.

Sử dụng hợp lý, có hiệu quả cao các nguồn lợi, tài nguyên thủy quyển, khí quyển và địa quyển của vùng NTTS. Chú trọng đến bảo vệ tính đa dạng sinh học của đới ven biển nhiệt đới, đến việc bảo tồn nguồn giống tự nhiên của các loài thủy sản đặc sản. Xác định các đối tượng nuôi trồng phù hợp với tiềm năng của từng vùng. Phát huy thế mạnh của các vùng sinh thái, tiềm lực lao động, khoa học, công nghệ, khả năng hợp tác quốc tế, khả năng kết hợp nông - lâm - ngư - thủy lợi với các ngành kinh tế khác ven biển, để phát huy kinh tế có tính tồn diện và tổng hợp.

- Sản xuất hàng hóa.

Xem mục tiêu đẩy mạnh NTTS nhằm tạo ra hàng hóa đáp ứng thị trường là trọng tâm. Tạo sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, an tồn vệ sinh thực phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngồi nước. Từng bước xóa bỏ thế sản xuất tự cung tự cấp, manh mún và tự phát trong NTTS.

- Phát triển NTTS theo hướng hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa.

Phát triển theo hướng ni cơng nghiệp, hiện đại hóa trang thiết bị NTTS, chế biến và kiểm tra an toàn chất lượng thủy sản. Chọn lựa cơng nghệ thích hợp để mở rộng thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng chất lượng cao. Chọn lựa cơng nghệ thích hợp để mở rộng thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng chất lượng cao, thu hồi vốn nhanh, có nhiều lợi nhuận, nhanh chóng nâng cao đời sống của người lao động.

- Phát triển NTTS kết hợp với phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng vùng ven biển.

Phát triển NTTS phải đồng thời với nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, ngư dân vùng ven biển. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với các mục tiêu về xã hội, giữa kinh tế với an ninh quốc phòng vùng biển và hải đảo.

- Phát huy nội lực và huy động nguồn đầu tư nước ngồi.

Phát huy tính năng động của các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Kinh tế quốc dân nắm những vị trí then chốt, đổi mới kinh tế hợp tác xã, khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư, kể cả liên doanh liên kết với nước ngoài.

3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển

3.1.2.1 Định hướng phát triển NTTS đến năm 2010: NTTS được phát triển

đồng bộ với chế biến thủy sản. Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, xây dựng mới một số nhà máy chế biến hiện đại tại các vùng nguyên liệu, tổ chức tốt mạng lưới thu gom các nguồn thủy sản phân tán, tăng nhanh số lượng và chất lượng chủng loại các mặt hàng NTTS. Phát triển để bảo đảm thực phẩm và nguyên liệu chế biến hàng thủy sản xuất khẩu nhằm giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Căn cứ vào tiềm năng tự nhiên và xã hội của tỉnh, căn cứ vào mức độ tăng trưởng hiện nay của ngành, bình quân từ 10,9% đến 11%, căn cứ vào quan điểm và định hướng phát triển NTTS của tỉnh Khánh Hòa, tham khảo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch phát triển NTTS giai đoạn 2001 - 2010 được UBND tỉnh phê duyệt, mục tiêu phát triển NTTS tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2007 - 2010 được xác định như sau:

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể về phát triển NTTS thời kỳ 2007 - 2010

- Xây dựng các phương án quy hoạch phát triển NTTS trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế sinh thái môi trường tự nhiên của vùng đất triều và nước ven bờ biển tỉnh Khánh Hòa.

- Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu, nguyên liệu cho chế biến. Góp phần tích cực tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho các cộng đồng dân cư ven biển. Tăng sự đóng góp của ngành thủy sản vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Tạo điều kiện để tiếp cận và áp dụng công nghệ tiên tiến, thích hợp vào NTTS và bảo vệ môi trường ven biển.

- Cải thiện tiêu chuẩn về dinh dưỡng của nhân dân trong tỉnh bằng cách tăng cung cấp cá và các sản phẩm thủy sản khác cho tiêu dùng nội địa.

- Đảm bảo các hoạt động NTTS phát triển hài hòa với các hoạt động kinh tế khác ven biển. NTTS phải là nguồn lực xuất khẩu thủy sản quan trọng của tỉnh trong những năm tới.

- Thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, trong đó có NTTS cả trên đất lẫn trên biển.

Bảng 3.1: Những mục tiêu cụ thể của chương trình phát triển NTTS Khánh Hịa thời kỳ 2007 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đến năm 2007 Đến năm 2010 1. Sản lượng NTTS Tấn 20.688 27.450 Cá nước ngọt Tấn 180 450 Tôm sú Tấn 3.765 6.258 Tôm chân trắng Tấn 2.581 1.200 Nhuyễn thể Tấn 2.000 1.837 Tôm hùm Tấn 1.160 1.500 Cá biển Tấn 700 1.200 Cua ghẹ Tấn 2 5

Rong biển (tươi) Tấn 10.300 15.000

2. Diện tích NTTS Ha 7.538 7.668 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước ngọt Ha 1.076 1.124 Nước lợ- mặn Ha 6.464 6.544

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 99 - 102)