Kinh nghiệm phát triển NTT Sở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 36 - 38)

Phát triển kinh tế biển nói chung và NTTS nói riêng là một trong những chiến lược nhằm phát triển kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có tiềm năng diện tích đất ven biển lớn như Việt Nam. Theo Trung tâm thông tin Bộ Thủy sản, năm 2003 Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ chín trong mười nước dẫn đầu thế giới về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nuôi trồng nhưng đến năm 2007, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ ba với mức sản lượng đạt được là 1,44 triệu tấn, sau Trung Quốc (32,14 triệu tấn) và ấn Độ (2,84 triệu tấn). Bên cạnh việc áp dụng những kỹ

thuật mới tiến bộ, sự nỗ lực phấn đấu của chính người ni và hàng loạt các chính sách hỗ trợ của nhà nước, việc tham khảo và áp dụng phù hợp những kinh nghiệm NTTS của một số nước trên thế giới vào thực tiễn NTTS của Việt Nam cũng đã góp phần tích cực đóng góp vào sự thành cơng của NTTS nước nhà. Những kinh nghiệm đó bao gồm:

- Nhiều nước đã nhận thấy rõ tiềm năng và thế mạnh của vùng ven biển là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Mặc dù một số quốc gia có địa hình khơng thuận lợi cho việc hình thành các hồ, đầm NTTS nhưng đa số các nước đã tận dụng mặt nước ven bờ để nuôi trồng các loại thủy sản và coi đó là một trong những ngành có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, các nước này đều nhận thấy, nếu lạm dụng việc khai thác, đánh bắt sẽ làm cho nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt và để lại hậu quả cho mơi trường biển. Chính vì vậy, đẩy mạnh và phát triển hoạt động ni trồng để bù đánh bắt là một hướng đi chiến lược trong cơ cấu phát triển kinh tế của các nước.

- Các nước phát triển NTTS đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề kỹ thuật và sản xuất giống để nâng cao năng suất và chất lượng thủy sản ni. Bên cạnh đó, việc đa dạng các đối tượng ni, loại hình ni, phát triển cơng nghệ sinh học trong NTTS để hạn chế ô nhiễm, sử dụng kỹ thuật vào công nghệ sản xuất thức ăn nuôi trồng phù

hợp, sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch để tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả ni trồng cũng là những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong phát triển NTTS.

- Ngày nay, sản xuất thủy sản đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do chính hoạt động ni trồng gây ra. Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản lượng và giá trị sản xuất NTTS, và cũng là nước đứng đầu trong việc NTTS thâm canh, sử dụng nhiều chất kích thích, thức ăn cơng nghiệp và các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh khác nhằm nâng cao năng suất nhưng đây cũng là vấn đề làm cho người NTTS của Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm thủy sản ra nước ngoài khi mà những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Nhiều quốc gia đã khuyến cáo việc sử dụng quá mức các hóa chất trong q trình ni trồng và chế biến, lạm dụng kỹ thuật, đầu tư thâm canh quá cao, tập trung quá mức là nguyên nhân chủ yếu làm phá vỡ sự cân bằng nhiều vùng sinh thái ven biển đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

- Sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và đầu tư lâu dài đã trở thành nguy cơ trước mặt đối với nhiều nước có tốc độ phát triển NTTS quá nhanh. Sở dĩ Trung Quốc có tốc độ phát triển NTTS mạnh như vậy là nhờ vào hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong NTTS đúng đắn và hiệu quả.

- Hầu hết các nước đều thấy rõ mâu thuẫn giữa phát triển NTTS với kinh doanh du lịch. Hai hoạt động này đều tiềm ẩn những tác động xấu lẫn nhau và với môi trường, nhưng nếu có biện pháp khai thác hợp lý thì có thể phát huy và nâng cao hiệu quả nhờ vào chính sách đầu tư triển khai nhiều mơ hình NTTS kết hợp với du lịch sinh thái. Tuy vậy, có thể thấy ơ nhiễm vẫn là tình trạng mang tính phổ biến ở nhiều nước có nghề NTTS phát triển.

- Phát triển NTTS đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, vai trị định hướng tạo lập mơi trường tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của Chính phủ, của địa phương, của các nhà đầu tư nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng là hết sức quan trọng.

- Hầu hết các quốc gia đều nhận thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thủy sản thế giới. Vì vậy, để phát triển NTTS địi hỏi các nước phải liên tục nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa các đối tượng sản phẩm, nhanh nhạy trong công tác xúc tiến thương mại để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Trung Quốc có vùng ven biển nhìn chung khơng thực sự thuận lợi cho phát triển nông ngư nghiệp nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng hướng sản xuất kinh doanh nơng nghiệp, thủy sản theo yêu cầu của thị trường thế giới, sớm nhận ra những loại thủy sản có giá trị và nhanh chóng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cơng nghệ để nâng cao năng suất thủy sản nuôi trồng nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trường thế giới. Bên cạnh thế mạnh nuôi cá nước ngọt, Trung Quốc đang hướng tới ni các lồi thủy sản nước lợ, mặn có giá trị kinh tế cao, những sản phẩm thủy sản hấp dẫn, nhu cầu cao mà các quốc gia khác khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 36 - 38)