Kết quả sản xuất giống

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 69)

1. Giá trị (trđồng)

2.3.1.3.Kết quả sản xuất giống

Bảng 2.18: Kết quả sản xuất giống các loại thủy sản tại Khánh Hòa giai đoạn 2002 - 2006

Nguồn: Sở Thuỷ sản và tính toán của tác giả

Khánh Hòa là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với việc đầu tư phát triển sản xuất tôm sú giống. Ngành sản xuất tôm sú giống được hình thành từ những năm 1985 - 1986 và sau đó từng bước hoàn thiện dần về công nghệ, kỹ thuật sản xuất và được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về lĩnh vực sản xuất tôm sú giống. Cùng với việc phát triển nghề nuôi tôm thịt trong cả nước, diện tích nuôi tăng nhanh, giá cả tôm trên thị trường thế giới rất cao, năm 2002, 2003 là những năm đòi hỏi nguồn giống tôm sú rất cao giúp nghề nuôi tôm giống của Khánh Hòa phát triển mạnh. Số lượng trại giống tăng lên nhanh chóng cùng với số lượng tôm giống phục vụ nhu cầu nuôi các tỉnh Nam Bộ và cả nước. Toàn tỉnh năm 2002 có trên 1.260 trại giống với quy mô phát triển lớn hơn về công suất bể đẻ so với trước và số trại tăng dần cùng số lượng tôm post xuất bán, đạt 3.630 triệu con. Nhưng đến những năm gần đây, phần lớn các tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn đều có trại giống và Khánh Hòa đến nay chỉ sản xuất giống chiếm tỷ lệ khoảng 10 - 15% tổng lượng tôm sú giống toàn quốc. Khánh Hòa đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh khác có sản xuất

Năm TĐTT (%)

Sản xuất giống Đơn vị

tính 2002 2003 2004 2005 2006 06/02 BQ

1. Tôm sú

- Số trại sản xuất Trại 1.260 1.282 1.249 1.050 1.098 -12,9 -3,4 - Sản lượng giống Triệu con 3.630 3.985 2.930 2.700 2.300 -36,6 -10,8 2. Cá biển

- Số trại sản xuất Trại 1 1 1 1 4 +300 +41,4 3. ốc hương

- Số trại sản xuất Trại 8 8 10 12 72 +800 +73,2 - Sản lượng giống Triệu con 1 10 30 50 142 +14.200 +245,2 4. Cá nước ngọt

tôm giống và từ nguồn giống nhập của nước ngoài. Thêm vào đó, bắt đầu từ năm 2003, tình hình nuôi tôm chựng lại vì giá tôm sú trên thị trường thế giới sụt giảm cùng với môi trường nuôi sau một thời gian phát triển cao bị ô nhiễm dẫn đến diện tích nuôi tôm giảm và hiệu quả nghề nuôi tôm cũng thấp hơn trước, bên cạnh đó nghề nuôi tôm sú còn bị ảnh hưởng bởi những rào cản kỹ thuật về dư lượng kháng sinh, các vụ kiện chống bán phá giá đã làm cho giá tôm bị hạ thấp, do vậy ngành sản xuất tôm giống của Khánh Hòa cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Số trại sản xuất tôm giống giảm dần cùng với số lượng tôm giống xuất bán. Cụ thể: từ năm 2002 đến 2003, số lượng tôm sú giống cũng như số trại sản xuất có chiều hướng gia tăng, từ 1.260 trại đạt 3.630 triệu con vào năm 2002 lên 1.282 trại với 3.985 triệu con vào năm 2003, nhưng sau đó, số lượng trại tôm giống của tỉnh Khánh Hòa giảm sút đáng kể, năm 2005 chỉ còn 1.050 trại cung cấp 2.700 triệu con tôm sú giống, đến năm 2006 số lượng trại giống tăng thêm 48 trại nhưng sản lượng sản xuất ra vẫn có chiều hướng giảm, chỉ còn 2.300 triệu con.

Trước tình hình ngành sản xuất tôm giống tỉnh Khánh Hòa phát triển một cách mạnh mẽ và sau đó chựng lại và có dấu hiệu giảm sút đòi hỏi nhà nước cần tìm ra những biện pháp triển khai phù hợp để quản lý trại giống, chất lượng giống nhằm đưa ra thị trường giống tôm tốt, đảm bảo chất lượng để hạn chế thấp nhất mức thiệt hại cho người nuôi và về phía người nuôi cũng cần dè dặt, thận trọng hơn trong việc nhập tôm giống để nuôi.

Đối với một số giống như: cá nước ngọt, cá biển, tôm hùm giống và một số loại thủy sản khác, ngoài một cơ sở sản xuất cá nước ngọt của trường Đại học Thủy sản (nay là trường Đại học Nha Trang) với các đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm, trôi, mè, rô phi đơn tính, thì chỉ có một số công ty trong và ngoài nước đầu tư vốn sản xuất các loài cá mú, cá hồng, cá bớp cung cấp các loại giống này cho nghề NTTS của tỉnh. Nguồn giống tôm hùm phụ thuộc vào tự nhiên nên giá quá cao và không chủ động được thời gian nuôi, cá mú tuy hiệu quả kinh tế cao nhưng giống phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chính là hạn chế của nghề nuôi biển tại tỉnh Khánh Hoà. Riêng ốc hương là một đối tượng nuôi mới được phát triển ở Khánh Hòa trong vài năm gần đây, ốc hương được nuôi xen kẽ với tôm hùm trong các lồng nuôi. Cùng với việc mở

rộng đầu tư cho nuôi biển mà nuôi tôm hùm là một trong những đối tượng chủ lực tuy con giống vẫn phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên trong và ngoài tỉnh, sản lượng ốc hương cũng ngày càng gia tăng. Chính vì thế mà số trại sản xuất ốc giống cũng được mở rộng, năm 2006 có 72 trại nuôi với sản lượng đạt được là 142 triệu con giống, tăng khá nhanh (184%) so với 12 trại của cùng kỳ năm 2005.

Nhìn chung, diện tích và sản lượng của các đối tượng nuôi trồng trên địa bàn tỉnh phần lớn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là nuôi biển. Đây là một hướng đi đúng, vừa giảm áp lực khai thác vùng ven bờ biển, vừa giải quyết nhu cầu thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh vùng ven biển của tỉnh. NTTS đã chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, chất lượng và giá trị của các sản phẩm trong xuất khẩu ngày càng cao về chất lượng. Đặc biệt nghề sản xuất tôm sú giống, tôm sú thương phẩm và nuôi tôm hùm đã trở thành nghề sản xuất chính của NTTS Khánh Hòa và có trình độ kỹ thuật cao so với các tỉnh lân cận.

Bảng 2.19: Lao động ở một số nghề nuôi tại Khánh Hòa năm 2006

Nghề Số lao động (người) Cơ cấu (%) NTTS Trong đó: - Tôm sú - Tôm hùm - Tôm giống - Khác 28.050 10.000 8.400 3.730 5.920 100,00 35,65 29,95 13,30 21,10 Nguồn: Sở Thủy sản

Trong cơ cấu NTTS của Khánh Hòa hiện nay, nuôi tôm hùm, tôm sú thương phẩm và sản xuất tôm giống là những nghề thế mạnh của tỉnh, thu hút trên 22 nghìn lao động tham gia, chiếm 78,89% tổng lao động toàn ngành, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng trăm hộ gia đình vùng biển.

* Những số liệu chứng minh nghề sản xuất tôm hùm, tôm sú thương phẩm và tôm giống của Khánh Hòa có trình độ kỹ thuật cao hơn so với các tỉnh lân cận:

Theo số liệu của Bộ NN và PTNT, cả nước hiện có 5 tỉnh phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng. Riêng Bình Định chủ yếu nuôi tôm hùm giống, 4 tỉnh còn lại là Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận đều có thế mạnh về nuôi tôm hùm thịt vì được thiên nhiên ban tặng cho hệ thống đầm vịnh kín gió, môi trường nước sạch. Trong đó, Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” của tôm hùm, là địa phương có tổng số lồng nuôi và sản lượng tôm thịt thương phẩm dẫn đầu cả nước [21].

Bảng 2.20: Quy mô, cơ cấu sản lượng và số lồng nuôi tôm hùm thịt tính đến cuối năm 2006 của 4 tỉnh đứng đầu cả nước.

Tên tỉnh Sản lượng (tấn/năm) Cơ cấu (%) Số lồng (cái) Cơ cấu (%)

Khánh Hòa 1.500 80,21 24.700 46,60 Phú Yên 170 9,10 15.000 28,31 Ninh Thuận 150 8,02 12.500 23,58 Bình Thuận 50 2,67 800 1,51

Tổng số 1.870 100,00 53.000 100,00

Nguồn: [23], Sở Thủy sản Ninh Thuận, Bình Thuận và tính toán của tác giả Nhắc đến tôm hùm, người ta nghĩ ngay đến Khánh Hòa vì đây là nơi ra đời đầu tiên của nghề sản xuất tôm hùm thịt. Tôm hùm của Khánh Hòa được đánh giá là có chất lượng cao và được người tiêu dùng ưa thích ở cả thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài. Điều này càng khẳng định trình độ kỹ thuật cao của người dân Khánh Hòa trong việc sản xuất tôm hùm thương phẩm.

 Tôm sú thương phẩm:

Nghề nuôi tôm sú của Khánh Hòa có mức độ “thâm niên” vào bậc nhất trong khu vực Nam Trung bộ [24]. Với điều kiện tự nhiên và môi trường nước vô cùng thuận lợi, người dân Khánh Hòa đã sớm biết khai thác những ưu đãi của tự nhiên, vận dụng những kỹ thuật tiên tiến từ kết quả nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn để phát triển nghề nuôi tôm sú thương phẩm, người nuôi tôm sú của Khánh Hòa, chính vì vậy, đã trở thành những người sản xuất đầy kinh nghiệm và có trình độ kỹ thuật cao, do đó năng suất tôm sú Khánh Hòa cũng đứng

đầu khu vực Nam Trung bộ, bình quân từ 1,2 - 1,5 tấn/ha/năm, cá biệt có hộ đạt 8 - 10 tấn/ha/năm, cao nhất trong cả nước.

Bảng 2.21: Năng suất tôm sú năm 2006 của một số tỉnh Nam Trung Bộ

Tên tỉnh Năng suất đạt được (tấn/ha)

Khánh Hòa 1,60 Bình Định 1,43 Phú Yên 1,40 Quảng Nam 1,36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: [4] và tính toán của tác giả

Trong khi đó, tuy là những tỉnh có nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh nhất nhưng năng suất tôm sú của các tỉnh Nam bộ cũng chỉ vào khoảng 0,56 tấn/ha, chỉ bằng một nửa so với các tỉnh Nam Trung Bộ. Con tôm sú của Khánh Hòa được xếp vào loại ngon, được ưa chuộng ở các thị trường xuất khẩu. Kết quả là tôm sú dùng để xuất khẩu của Khánh Hòa chiếm tới trên 70% tổng sản lượng sản xuất được.

 Tôm sú giống:

- Khánh Hòa là tỉnh có nghề nuôi tôm giống phát triển sớm nhất trong cả nước và là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam sản xuất nhân tạo giống tôm sú vào những năm 1986 - 1987, sau đó từng bước được hoàn thiện dần về công nghệ, kỹ thuật sản xuất và được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về lĩnh vực sản xuất tôm giống.

- Khánh Hòa là nơi tập trung nhiều Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu thủy sản, do vậy luôn đi đầu trong việc áp dụng những thành tựu cũng như công nghệ mới vào sản xuất, trong đó có sản xuất tôm sú giống. Đây cũng là một nguyên nhân giúp tôm giống Khánh Hòa tạo được lòng tin của các cơ sở nhập giống.

- Chất lượng tôm giống của Khánh Hòa được các địa phương khác đánh giá rất cao, là cái nôi cung cấp giống cho nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các cơ sở sản xuất giống ở Khánh Hòa đã đóng góp khoảng 20 - 25% sản lượng tôm sú giống của cả nước [20]. Bình quân hàng năm, số lượng tôm giống của Khánh Hòa xuất bán có qua kiểm dịch cho các tỉnh phía Nam vào khoảng 1,3 - 1,5 tỷ con giống. Hiện nay, do việc nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn nên số lượng giống xuất bán có giảm, còn

khoảng 800 triệu đến 1 tỷ con, chiếm gần 50% sản lượng giống sản xuất của tỉnh. Điều này khẳng định, trình độ sản xuất tôm giống của Khánh Hòa vẫn chiếm được lòng tin của người nuôi.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 69)