Sự tăng trưởng diện tích NTTS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 63 - 66)

1. Giá trị (trđồng)

2.3.1.1.Sự tăng trưởng diện tích NTTS

Bảng 2.15: Kết quả tăng trưởng diện tích ni trồng thủy sản nước ngọt, lợ giai đoạn 2001 - 2006 Năm TĐTT (%) Diện tích (ha) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 06/01 BQ 1. Nuôi nước ngọt 1.053 1.025 1.092 1092.5 1.074 1.076 +2,2 +0,4 2. Nuôi nước lợ 5.263 5.331 5.390 4.981 5.450 5.480 +4,1 +0,8  Tôm sú 5.259 5.320 5.310 4.885 4.050 2.895 - 44,9 -11,3  Tôm chân trắng 0 20 30 41 50 1.105 +5.425* +123,1*  Nhuyễn thể 4 11 80 96 1.350 1.000 +24.900 +201,7 Cá biển (ao, đầm) 0 71 79 79 80 200 +182,1* +23,1*  Trồng rong biển 0 0 50 290 250 280 +460** +41,1** Tổng 6.316 6.356 6.482 6.073,5 5.104 6.556 +3,8 +0,8 Nguồn: Sở Thuỷ sản và tính tốn của tác giả

(*) So sánh năm 2006 và 2002 (**) So sánh năm 2006 và 2003

Nuôi nước ngọt: mặt nước để nuôi cá nước ngọt không nhiều, song nhiều năm

qua đi đối với việc xây dựng các cơng trình thủy lợi đã tạo nên nhiều vực nước có thể phát triển ni cá nước ngọt. Bình qn hàng năm diện tích tăng 0,4%. Tổng diện tích ni nước ngọt trong năm 2006 là 1.076 ha, tăng 2,2% so với năm 2001 trong đó 176 ha mặt nước ao hồ nhỏ và 900 ha mặt nước lớn. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá mè, trôi,

trắm, chép, rô phi, cá chim trắng, rô đồng Sản lượng nuôi cá nước ngọt hàng năm khoảng 350 tấn. Nhìn chung, năng suất bình qn cịn thấp. Ni thủy sản nước ngọt có vai trị quan trọng đối với 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh nhằm tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cho đồng bào.

Nuôi nước lợ: bao gồm ni tơm và các lồi nhuyễn thể, trong đó tơm sú vẫn là

đối tượng chủ lực trong cơ cấu ni trồng thuỷ sản nước lợ. Bình qn hàng năm, diện tích ni thủy sản nước lợ tăng 0,8%. Nếu như năm 1989 diện tích ni tơm sú chỉ có 627 ha với sản lượng khoảng 70 tấn thì năm 1999 tăng lên là 4.526 ha với sản lượng 3.613 tấn, năng suất bình quân khoảng 0,8 tấn/ha/năm. Từ năm 2000 đến nay, nghề nuôi tôm sú phát triển theo hướng cơng nghiệp, trong đó diện tích ni tơm theo quy trình mới phát triển càng mạnh, đặc biệt là giai đoạn 2000 - 2003. Năm 2002 là năm có diện tích ni tơm phát triển mạnh nhất với diện tích là 5.320 ha, gồm ni thâm canh 800 ha, bán thâm canh 4.520 ha với sản lượng đạt tương đối cao khoảng 7.000 tấn và năng suất bình quân tồn tỉnh là 1,2 - 1,5 tấn/ha/năm, cá biệt có hộ đạt 8 - 10 tấn/ha/năm, thuộc loại cao nhất trong cả nước. Từ năm 2004 trở lại đây, diện tích ni tơm sú có chiều hướng suy giảm. Tính đến cuối năm 2006, diện tích ni đã giảm 44,9% so với thời kỳ năm 2001. Nguyên nhân chính xuất phát từ tư tưởng cha chung khơng ai khóc. Trong gần một thập kỷ qua, người ni tơm sú ở Khánh Hịa chỉ biết khai thác tối đa những điều kiện tự nhiên thuận lợi phục vụ cho việc ni tơm sú mà khơng có ý thức bảo vệ mơi trường, sử dụng một cách chủ quan các chất kháng sinh, thuốc, thức ăn khiến các chất thải hữu cơ, các loại hóa chất tồn tại dưới dạng trầm tích ngày càng dày làm cho ao ni và môi trường nước, thổ nhưỡng xung quang vùng bị ô nhiễm nặng, tạo điều kiện cho dịch bệnh xảy ra liên tiếp với mức độ ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến kết quả ni tơm của bà con, diện tích ni vì thế cũng giảm dần.

Để giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa giống tơm, Khánh Hịa đã quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng bắt đầu từ năm 2002 với diện tích khoảng 50 ha tại xã Vạn Thọ và huyện Vạn Ninh, đến nay diện tích đã tăng lên 1.105 ha. Bên cạnh đó, các lồi thủy sản nước lợ khác như cá biển, nhuyễn thể, rong biển là những đối tượng đang được quan tâm đầu tư mạnh trong những năm gần đây.

Bảng 2.16: Kết quả tăng trưởng số lồng bè nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2002 - 2006

Nguồn: Sở Thuỷ sản và tính tốn của tác giả (*): So sánh năm 2006 và năm 2003

Nuôi hải sản biển: các đối tượng được khuyến khích ni và có thị trường

xuất khẩu như tơm hùm, cá mú, ốc hương…trong đó, phong trào ni tơm hùm phát triển khá mạnh. Số lồng bè nuôi tôm hùm thịt và ương tôm hùm giống tăng với tốc độ khá nhanh, bình qn tăng 18,2%/năm đối với tơm thịt và 27,6% đối với tôm giống. Năm 2005, đã có 24.700 lồng ni tơm hùm thương phẩm và 1.261 lồng ương tôm hùm giống. Sản lượng năm 1999 là 364 tấn, đến nay là trên 1.000 tấn mang lại lợi nhuận cao cho các hộ ngư dân ven biển. Nghề mang lại lợi nhuận cao sau tôm hùm là ni cá mú với hình thức ni ao đìa và ni lồng, đến nay có trên 200 ơ lồng ni cá tập trung ở thị xã Cam Ranh, sản lượng đạt khoảng 800 tấn, năng suất bình quân từ 2 - 3 tấn/ha/năm. Bên cạnh đó, vẹm xanh cũng là đối tượng phát triển mạnh ở đầm Nha Phu thuộc huyện Ninh Hòa, do đây là đối tượng khá dễ ni và vốn đầu tư ít, thích hợp với các hộ ngư dân nghèo ven biển, góp phần nâng cao thu nhập và chuyển đổi cơ cấu nghề cho người dân ven biển. Ngồi ra, cịn có nuôi trai cấy ngọc ở vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh do người nước ngoài đầu tư 100% vốn, đây là đối tượng có giá trị cao, địi hỏi vốn đầu tư lớn, ngư dân chưa theo được.

Qua việc phân tích nguyên nhân và kết quả tăng trưởng diện tích NTTS của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2001 - 2006, có thể nhận thấy sự chuyển biến tích cực, thể hiện ở sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng lồng bè nuôi, của nghề nuôi hải sản biển. Hướng phát triển này là hoàn toàn phù hợp với thực trạng NTTS của Khánh Hòa hiện nay, bởi lẽ diện tích mặt đất ven bờ để nuôi trồng các đối tượng nước lợ

Số lồng bè trong năm TĐTT (%) Nuôi thủy sản lồng bè ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 06/02 BQ Tôm hùm thịt Chiếc 14.980 16.647 25.122 24.700 29.206 +95,0 +18,2 Tôm hùm giống Chiếc 475 805 1.251 1.261 1.260 +165 +27,6 Nuôi cá biển Chiếc 25 35 85 95 200 +700 +68,2 Nuôi ngọc trai Ha 0 400 400 500 500 +25* +5,7*

đang dần bị thu hẹp do q trình đơ thị hóa, quỹ nước ngọt cũng chỉ tập trung ở các hồ thủy lợi. Trong khi đó, tiềm năng để phát triển ni biển là rất lớn vì Khánh Hịa có bờ biển dài với hệ thống đảo, bán đảo chạy dọc ven biển, tần suất bão nhỏ, sức gió các cơn bão khơng lớn… là những điều kiện thuận lợi và quan trọng cho phát triển nuôi biển, đặc biệt là nuôi tôm hùm lồng, ương giống tôm hùm, nuôi cá, ngọc trai.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 63 - 66)