Kết hợp với quy hoạch nông nghiệp và lâm nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 107)

4. Sản xuất giống

3.3.1.2Kết hợp với quy hoạch nông nghiệp và lâm nghiệp

Xuất phát từ thực tế, quỹ đất nông nghiệp và NTTS ở vùng ven biển Khánh Hòa đã sử dụng hết, diện tích đất nông nghiệp và đất nông nghiệp nhiễm mặn đã cấp quyền sử dụng đất. Đó là điều khó khăn khi tiến hành quy hoạch chuyển đổi một số khu vực đất nông nghiệp nhiễm mặn, năng suất thấp và thời vụ bấp bênh sang nuôi

tôm. Để kết hợp nội dung quy hoạch NTTS với các quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở dải đất ven bờ biển Khánh Hòa, cần đáp ứng các yêu cầu sau:

 Những khu đất nông nghiệp nhiễm mặn, trồng lúa một vụ hoặc đất màu, mùa vụ bấp bênh sẽ được xem xét và cân nhắc theo các tiêu chuẩn phân loại đất để chuyển sang NTTS.

 Các khu vực quy hoạch NTTS phải được khoanh vùng, có giải pháp về thủy lợi và kỹ thuật (ví dụ như dùng bao nilon bao lót vùng bờ ) để chống xâm nhập mặn từ nước nuôi tôm sang khu vực trồng lúa.

 Tính toán và thiết kế hệ thống thủy nuôi hợp lý, đảm bảo tiêu thoát nước thải trong NTTS ra biển. Đồng thời tính đến hệ thống thủy nông không đưa các chất thải trong nông nghiệp vào các khu vực quy hoạch NTTS.

 Trồng các loại cây chắn sóng bảo vệ bờ tôm, giải quyết một phần chất đốt cho nhân dân đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển.

 Trồng cây phi lao và các loại cây chắn gió, chống cát bay dọc theo các vùng đất cát ven biển nhằm:

- Chống cát bay bảo vệ đất canh tác vùng nội địa - Chắn gió

- Bảo vệ nguồn nước ngọt phục vụ cho nông nghiệp và NTTS ven bờ biển.

- Ngoài ra, vùng phi lao tươi tốt sẽ cải thiện điều kiện môi trường và làm cho cảnh quan vùng này thêm đẹp góp phần phục vụ cho ngành du lịch phát triển trong tương lai.

 Bố trí trồng lại và duy trì rừng ngập mặn: rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng về sinh thái và kinh tế đối với vùng ven biển- cửa sông. Chính vì vậy, cần tiến hành bảo vệ những đám thực vật ngập mặn và trồng lại chúng ở các vùng cửa sông, ven đầm để đảm bảo việc lọc nước cho các ao nuôi tôm phía sau rừng ngập mặn, cũng như làm lắng đọng các chất thả xuống ao hồ nuôi tôm trước khi đổ ra các bãi ương dưỡng nguồn con giống thủy sản phục vụ NTTS cũng như nguồn giống tự nhiên quan

trọng của nuôi biển. Tổng diện tích rừng ngập mặn dự kiến trong giai đoạn 2002 - 2010 là 1.000 ha, bao gồm khu vực ven bờ cửa sông phân bố như sau:

- Vịnh Vân Phong - Bến Gỏi khoảng 300 ha

- Đầm Nha Phu khoảng 400 ha

- Khu vực sông Lô - Bình Tân khoảng 100 ha

- Đầm Thủy Triều khoảng 200 ha.

 Cần xem xét và phân đới chức năng khai thác tự nhiên các nguồn lợi thủy sản nhằm mục tiêu đảm bảo tốt các yêu cầu về con giống, thức ăn cho NTTS đồng thời đảm bảo các yêu cầu về tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học cũng như mức độ khai thác hợp lý các đối tượng có giá trị kinh tế.

 Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu nói trên cần dựa vào các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nhằm bảo vệ giống phục vụ cho NTTS.

- Không được dùng các loại ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ khai thác tôm cá ở các vùng này.

- Không xây dựng ao nuôi thủy sản và đặt lồng nuôi ở bãi giống tự nhiên.

- Có biện pháp bảo vệ nguồn tôm giống ở bãi triều, đồng thời cải tiến phương pháp vớt, công cụ vớt, vớt đúng mùa vụ nhằm tận dụng tối đa để đủ số lượng giống phục vụ NTTS.

- Hướng dẫn phương pháp khai thác các loại giống thủy sản đúng kỹ thuật, đúng thời vụ nhằm giữ được nguồn lợi đảm bảo khai thác lâu dài.

- Có quy hoạch sử dụng và bảo vệ các vùng nước ven bờ - cửa sông. Nghề khai thác thủy sản chỉ nên tiến hành ở vùng nước sâu hơn 15 - 20m vì các loại tôm cá đạt quy cỡ cho phép phần lớn tập trung nhiều ở vùng này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 107)