Kết hợp với quy hoạch du lịch sinh thá

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 111)

4. Sản xuất giống

3.3.1.5 Kết hợp với quy hoạch du lịch sinh thá

Trong chiến lược phát triển kinh tế từ nay đến 2010 của tỉnh đã xác định đưa du lịch trở thành một trong những ngành quan trọng của tỉnh Khánh Hòa, xứng đáng với tiềm năng du lịch của địa phương. Nhiều năm qua, ngành du lịch Khánh Hòa đã phát huy tốt thế mạnh tiềm năng của một trong những trung tâm du lịch ở miền Trung và cả nước. Chính vì lẽ đó, quy hoạch nuôi biển luôn phải kết hợp và phát huy tốt các ưu thế về thiên nhiên và cảnh quan của biển, đảo của tỉnh Khánh Hòa.

Cần tạo ra mặt bằng thỏa đáng để khai thác và phát triển tốt tiềm năng du lịch sinh thái biển đảo ở vịnh Vân Phong - Đại Lãnh, vịnh Nha Trang, đây là những nơi còn bảo tồn được hệ sinh thái biển đảo tương đối phong phú với nhiều loại động thực vật quý vùng biển, là nơi có nhiều cảnh quan đẹp. Nhiều bãi cát xen kẽ với ghềnh đá thuận lợi để đầu tư khai thác cho hoạt động du lịch biển hấp dẫn như nghỉ dưỡng, du

lịch sinh thái kết hợp với tham quan dã ngoại và du lịch văn hóa, du lịch thể thao như leo núi, tắm biển, lặn biển, săn bắn dưới nước…

Nhóm ngành du lịch luôn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho dân cư quanh vùng. Trong đó, hoạt động thương mại là lĩnh vực lớn nhất của ngành dịch vụ, có tác động thường xuyên đến sản xuất và đời sống nhân dân. Mạng lưới chợ, cửa hàng và các trung tâm thương nghiệp phân bố tương đối rộng khắp trên các xã phường làm cho kinh tế của vùng ven biển năng động hẳn lên, thêm vào đó, sự phát triển của du lịch sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm nuôi biển.

Bên cạnh các mặt tích cực của du lịch và dịch vụ, cần phải quan tâm ngăn chặn các tác động tiêu cực về môi trường của chúng đối với nuôi biển như chất thải rắn và lỏng, sự thả neo của các tàu thuyền du lịch có nguy cơ làm phá hủy rạn san hô, sự săn bắn và lặn bắn các giống loài thủy sản quý hiếm.

Ngược lại, sự phát triển quy hoạch nuôi biển cũng có tác hại đối với du lịch như sự dư thừa thức ăn trong nuôi biển làm ô nhiễm các bãi tắm, sự lấn chiếm mặt bằng và sinh cảnh rạn san hô do việc đặc lồng nuôi biển không theo quy hoạch, đây cũng là vấn đề quan trọng cần quan tâm để nuôi biển và du lịch có thể kết hợp hài hòa, phục vụ cho lợi ích của nhau.

Trong những năm gần đây, khi mà diện tích nuôi tôm sú gia tăng nhanh, số lồng nuôi tôm hùm phát triển mạnh không theo quy hoạch và không kiểm soát được, khi mà các hộ nuôi tôm chưa nắm vững kỹ thuật xử lý môi trường, khi mà việc quản lý thuốc kháng sinh, chất thải từ nuôi tôm bị buông lỏng… thì hậu quả về ô nhiễm môi trường do hoạt động NTTS đem lại là không tránh khỏi và ngày càng nghiêm trọng. Phát triển NTTS bền vững là phải vừa đảm bảo lợi ích về mặt kinh tế vừa phải duy trì môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Do vậy, để bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản trong quá trình phát triển NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng, đặc biệt đối với nuôi tôm biển là một hướng đi chiến lược của tỉnh trong thời gian tới, cần phải tập trung vào quản lý, kiểm soát và giải quyết những vấn đề sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn và giáo dục cộng đồng về tác dụng của bảo vệ môi trường, về kỹ thuật nuôi, về cách thức quản lý môi trường trong quá trình nuôi. Khuyến cáo ngư dân, đặc biệt là người nuôi tôm, không dùng một số loại kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong quá trình nuôi.

- Có sự phối hợp giữa Bộ Thủy sản, Viện nghiên cứu thủy sản III để xây dựng trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường, xây dựng trạm kiểm soát chất lượng nước NTTS và thu mẫu định kỳ theo tháng ở một số khu vực nuôi lớn. Ngoài việc giám sát chất lượng môi trường, cần xây dựng các chỉ tiêu giám sát bệnh tôm, cá, chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm của sản phẩm tôm nuôi. Ban hành các chỉ tiêu, giới hạn an toàn sinh thái để làm cơ sở và công cụ quản lý, kiểm soát.

- Tạo ra một vùng đệm thích hợp giữa vùng nuôi biển với nuôi đìa và các hoạt động khác. Cần hướng dẫn và quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi biển theo quy hoạch, kế hoạch hóa số lồng bè nuôi, diện tích nuôi, vị trí nuôi, hệ thống nuôi thông qua các chính sách và cấp giấy phép hành nghề.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)