1. Giá trị (trđồng)
2.3.4. Đánh giá tác động của quá trình phát triển NTTS đối với mơi trường
Hoạt động NTTS là một trong những loại hình kinh tế mà ở đó, con người trực tiếp can thiệp và tác động vào môi trường tự nhiên để thu lại phần lợi ích cho mình. Trong q trình tác động như vậy ln tạo ra hai mặt trái ngược nhau, mặt tốt và mặt xấu cho môi trường và cho các hoạt động kinh tế khác. Bên cạnh những mặt tích cực mà NTTS đem lại cho xã hội và môi trường như: giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động ven biển, cải tạo và nâng cấp hàng trăm kilômét giao thông, giảm đáng kể áp lực khai thác nguồn lợi hải sản ven biển, từng bước đưa kỹ thuật và công nghệ mới vào nông thôn, làm thay đổi hình thức sản xuất nhỏ, thủ công sang hướng sản xuất hàng hóa, cơng nghiệp, phát triển loại hình du lịch sinh thái thì tác động tiêu cực của phát triển NTTS đến môi trường theo thời gian cũng khá nghiêm trọng một khi sự quản lý của các cơ quan chức năng còn khá lỏng lẻo và những biện pháp kiểm tra, kiểm sốt hoạt động NTTS cịn chưa thật sự phát huy hiệu quả.
Phát triển NTTS đồng nghĩa với việc khai thác tài nguyên từ các hệ sinh thái ven biển dùng làm vật liệu để xây dựng các cơng trình ni (như xây trại ni, kè chắn sóng, lồng ) đã tác động xấu đến rừng đầu nguồn, hệ sinh thái rạn san hô cũng như hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đầm Nha Phu, khu
rừng ngập mặn Tuấn Lễ, hệ sinh thái san hơ ở Hịn Mun và nhiều khu vực khác ở vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong đang bị suy thoái cũng như hệ sinh thái thảm cỏ biển ở Cam Ranh, Nha Trang cũng chung số phận [15].
Ngoài ra, theo kết quả điều tra cho thấy, hàng ngày người dân Khánh Hòa đã sử dụng khoảng 41.960 kg thức ăn để nuôi tôm hùm lồng, tức khoảng 22.658,4 tấn thức ăn dùng trong 1 vụ nuôi 18 tháng (chiếm 34% tổng sản lượng hải sản khai thác hàng năm của tồn tỉnh), đó thực sự là con số không nhỏ. Lượng thức ăn này được lấy chủ yếu từ hải sản, cá biển. Quá trình bắt động vật thân mềm như sò, ốc đã làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật 2 vỏ và di chứng để lại là thảm cỏ biển tại Cam Ranh đã bị suy thối rất nặng nề. Diện tích che phủ chỉ cịn 1/10 - 1/3 so với trước đây [15].
Như chúng ta đã biết, một số loại thuốc kháng sinh được dùng khá phổ biến trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Phần lớn các loại thuốc này được trộn lẫn vào thức ăn của tôm. Theo kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các hộ nuôi tôm không hiểu rõ tác động có hại của các loại thuốc mà họ đang sử dụng, họ dùng theo kinh nghiệm được truyền miệng từ người này sang người khác dẫn đến hiệu quả tích cực của thuốc rất hạn chế, mà mặt tiêu cực của thuốc lại càng khó phân biệt và cảm nhận trực tiếp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu sử dụng thuốc kháng sinh liên tục và với một thời gian dài trong nuôi thủy sinh sẽ dẫn đến khả năng kháng thuốc và “sự quen thuốc” của vật nuôi, hậu quả là vật nuôi khơng cịn khả năng kháng cự với các vật gây bệnh. Dư lượng thuốc kháng sinh sẽ lan truyền vào các sinh vật khác trong thủy vực, đặc biệt là loại 2 mảnh, các chất kháng sinh tích tụ khá bền vững trong các mơ của chúng dẫn đến các loại thực phẩm này sẽ lại gây độc hại cho người sử dụng chúng, nhất là trong điều kiện kiểm tra chất lượng thực phẩm ngày càng gay gắt như hiện nay. Thực tế trong vài năm gần đây ở nước ta đã xảy ra hiện tượng một số lô hàng tôm, nghêu xuất khẩu bị trả về do chất lượng thực phẩm có nhiễm các loại kháng sinh cao.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và tự do thương mại, để chiếm lĩnh được thị trường thì vấn đề an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu, NTTS cũng nằm trong quy luật đó. Chính vì vậy, cơng tác quản lý, kiểm tra kết hợp với hoạt động khuyến cáo đến người dân NTTS tầm quan trọng của an toàn thực phẩm sẽ là chìa
khóa giúp cho sản phẩm NTTS của Việt Nam trong đó có tỉnh Khánh Hịa mở ra nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới.