Sự tăng trưởng sản lượng NTTS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 66)

1. Giá trị (trđồng)

2.3.1.2. Sự tăng trưởng sản lượng NTTS

Bảng 2.17: Kết quả tăng trưởng sản lượng NTTS của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2002 - 2006 Sản lượng năm (tấn) TĐTT (%) Hình thức nuôi 2002 2003 2004 2005 2006 06/02 BQ 1. Nước ngọt 400 468 366,6 350 400 0 0 2. Nước mặn, lợ 7.268,6 8.684,7 7.608,9 22.200 21.965 +152,9 +31,9 Trong đó: - Tôm sú 6.272 7.383 5.932 4.150 3.508 - 44,1 -13,5 - Tôm chân trắng 50 75 120 150 1.100 +2.100 +116,6 - Tôm hùm 765 985 920 1.100 1.142 +49,3 +10,5 - Nhuyễn thể 81,6 141,7 411,9 3.100 3.500 +4.189 +155,9 - Cá biển 100 100 225 900 1.200 +1.100 +186,1 - Cua ghẹ 2,2 2,5 2,5 2,5 15 +581,8 +61,6 - Rong biển tươi 0 280 8.610 12.800 11.500 +4.007* +153,2*

Tổng 14.939,4 18.119,9 24.196,9 22.702,5 22.365 +49,7 + 10,6

Nguồn: Sở Thuỷ sản và tính toán của tác giả (*) So sánh giữa năm 2006 và 2003

Mặc dù Khánh Hòa nằm trong vùng sinh thái khá đa dạng và thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các hình thức nuôi trồng hải sản, nhưng thực tế nuôi trồng của tỉnh trong nhiều năm qua cho thấy nghề nuôi chưa đa dạng, hầu như chỉ tập trung vào

các đối tượng truyền thống như tôm sú, tôm hùm, cá mú, ngọc trai, cua, ghẹ, hải sâm, rong sụn, không gian nuôi chỉ bó hẹp vào dải đất ngập nước ven biển với hệ thống ao nuôi chưa được quy hoạch đầy đủ; trong khi đó các đối tượng nuôi và không gian mặt nước lớn ven biển khác chưa được khai thác, sử dụng đúng với tiềm năng vốn có của nó. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh là không cao, thông thường chỉ chiếm từ 25% - 28% tổng sản lượng thủy sản toàn ngành.

Qua thống kê các số liệu cho thấy, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh trong năm 2006 là 22.365 tấn, tăng 49,7% so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,6%/năm. Trong đó:

- Sản lượng tôm sú thịt năm 2006 đạt 3.508 tấn, giảm 15,46% so với cùng kỳ năm 2005, và đã giảm gần một nửa (44,1%) nếu so với năm 2002. Một trong những nguyên nhân chính gây nên việc sản lượng thu hoạch tôm sú thịt không cao là thời tiết những tháng đầu năm 2006 rất khắc nghiệt, một số nơi bị hạn hán kéo dài, môi trường nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh diễn ra ở một số nơi trên địa bàn toàn tỉnh nên đa số đìa tôm bị bỏ hoang vào những tháng đầu năm. Bên cạnh đó, sự biến động của giá cả thị trường đã dẫn đến nghề nuôi tôm sú thịt gặp nhiều khó khăn, một số ngư dân đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm giảm sản lượng tôm sú thịt, trong đó có tôm chân trắng. Từ năm 2002, Khánh Hòa đã nuôi thử nghiệm tôm chân trắng thương phẩm tại Vạn Thọ - huyện Vạn Ninh, đến nay diện tích và sản lượng tôm chân trắng ngày càng tăng, quy mô nuôi tính đến năm 2006 vào khoảng 1.105 ha, sản lượng đạt 1.100 tấn đã góp phần làm giàu cũng như giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cho các hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn vì khả năng nhiễm và lây lan dịch bệnh cao của việc nuôi đại trà đối tượng này rất lớn. Do vậy, để đảm bảo cho việc nuôi tôm chân trắng an toàn, đem lại lợi ích bền vững, các cơ quan chức năng và người nuôi cần phối hợp với nhau trong việc quản lý chặt chẽ chất lượng con giống cũng như tuân thủ các quy định trong việc nuôi đối tượng này.

- Ngược lại với nuôi đìa, nuôi biển trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn diện tích nuôi. Đối tượng nuôi chính là tôm hùm, cá biển, ốc

hương, vẹm xanh Sản lượng tôm hùm tăng do giá của sản phẩm đầu ra ổn định, năm 2002 đạt 765 tấn, đến năm 2004 đạt 920 tấn, năm 2005 tăng lên 1.100 tấn và tiếp tục tăng vào năm 2006: 1.142 tấn, tăng 49,3% so với năm 2002, đây là đối tượng nuôi được bà con ngư dân rất quan tâm và phát triển mạnh trong những năm gần đây, tuy vậy tỷ lệ tăng so với năm trước là không cao (3,8%). Nguyên nhân không phải do sản xuất kém hiệu quả mà xuất phát từ việc tổ chức di dời các hộ nuôi tôm hùm tại Vũng Me, thành phố Nha Trang sang các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh và thị xã Cam Ranh đã dẫn đến số lượng lồng bè trên địa bàn toàn tỉnh giảm so với năm trước nên tỷ lệ tăng của sản lượng cũng giảm tương ứng.

- Nghề mang lại lợi nhuận sau tôm hùm là nuôi cá biển với hình thức nuôi ao đìa và nuôi lồng, sản lượng hàng năm tăng bình quân 186,1%. Năm 2006 sản lượng cá biển đạt 1.200 tấn, trong đó riêng cá bớp thu được tới 1.000 tấn. Cá bớp là đối tượng được các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp NTTS lớn trong tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư để phục vụ xuất khẩu đi các nước Nhật, Đài Loan, Mỹ với kim ngạch xuất khẩu gần 1 triệu USD. Mặc dù giá trị xuất khẩu đạt được chưa cao nhưng điều này đã đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực nuôi mặt nước lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đồng thời góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

- Đối tượng nuôi nước ngọt chủ yếu là cá mè, trôi, trắm, chép, rô phi, chim trắng, rô đồng . Sản lượng cá nuôi nước ngọt hàng năm khoảng 350 - 400 tấn. Tuy năng suất bình quân còn thấp nhưng đã góp phần giải quyết nguồn thức ăn tại chỗ cho đồng bào của các huyện miền núi. Các đối tượng nuôi khác, trong thời gian qua cũng đã đạt được những kết quả đáng kể: nghề trồng rong sụn phát triển từ năm 2003 đến nay đã góp phần xóa đói giảm nghèo trong ngư dân, đặc biệt vào năm 2005, sản lượng thu được là cao nhất: 12.800 tấn rong biển tươi (tương ứng với 1.600 tấn khô), tăng hơn gấp nhiều lần so với các năm trước. Các loài nhuyễn thể: sản lượng đạt từ 81,6 tấn vào năm 2002 lên 3.100 tấn vào năm 2005 và tiếp tục tăng đạt 3.500 tấn vào năm 2006, nghĩa là bình quân mỗi năm tăng 155,9%. Điều này càng khẳng định rõ: sự đa dạng hóa các đối tượng nuôi trồng đã ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả phát triển NTTS.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)