Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào NTTS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 117 - 118)

- Tham gia các lớp tập huấn của các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức

3.3.3.1 Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào NTTS

Quy hoạch NTTS với mục đích phát triển kinh tế biển nhằm tận dụng khơng gian mặt nước, vùng đất ven bờ biển để đạt hiệu quả cao nhất với việc sử dụng nguồn lợi tài nguyên thấp nhất, chi phí ít nhất và ít để lại những tác hại đến môi trường nhất. Song trong thực tế hiện nay của nghề NTTS ở tỉnh Khánh Hịa nói riêng và cả nước nói chung, NTTS phổ biến là kỹ thuật kém, dễ gây ra những tác động xấu đến môi trường cũng như việc khai thác quá mức con giống từ tự nhiên như tôm sú, tôm hùm, cá mú... đã ảnh hưởng đến khả năng tái phục hồi nguồn lợi sinh vật biển. Mặt khác, các đối tượng nuôi rất nhạy cảm với sự biến đổi chất lượng môi trường, nên sự thay đổi rất nhỏ các yếu tố môi trường gây ra bởi các hoạt động kinh tế khác cũng gây ra những hậu quả không lường trước. Do vậy, để đạt được hiệu quả như mong muốn trong quá trình phát triển NTTS cần phải ứng dụng các công nghệ cao trong NTTS. Một mặt phát huy nguồn trí tuệ, chất xám hiện có tại địa phương và trong nước, mặt khác nghiên cứu du nhập kỹ thuật cơng nghệ nước ngồi theo hướng xuất phát từ nhu cầu thị trường gắn liền với đầu tư và đưa nhanh kết quả vào sản xuất. Trong thời gian trước mặt, cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào việc sinh sản giống nhân tạo các đối tượng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt ưu tiên cho sản xuất giống phục vụ nuôi biển. Hiện tại, các nguồn giống tự nhiên phục vụ cho NTTS của tỉnh hầu như đã cạn và ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, khả năng và kỹ thuật sản xuất các loại giống nhân tạo trong nước còn bấp bênh và ở quy mơ rất hạn chế. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn giống cung cấp cho NTTS nói chung và cho ni biển nói riêng, việc đầu tư cho thử nghiệm, nghiên cứu để sản xuất giống nhân tạo là một trong những yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong việc tăng năng suất, sản lượng và giá trị thủy sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề ni tại Khánh Hịa.

Song song với việc nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất giống, để tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi biển của tỉnh phát triển, Khánh Hòa cũng cần:

+ Bảo vệ và phục hồi nguồn giống tự nhiên: cấm khai thác trong một thời gian tại các bãi giống tự nhiên. Xây dựng các khu bảo tồn giống. Riêng đối với tôm hùm, khuyến cáo bà con nếu tôm hùm đang ôm trứng trong lồng ni thì khơng xuất bán, chỉ bán sau khi tôm đã đẻ.

+ Đối với những con giống đã có thể ni nhân tạo, cần quan tâm theo dõi chặt chẽ từ khi sinh sản cho đến khi đưa vào nuôi thương phẩm. Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong quá trình ương dưỡng. Con giống phải được thuần dưỡng và thích nghi với mơi trường ni ngồi tự nhiên trước khi đem nuôi đại trà.

+ Thử nghiệm nhập nội và thuần dưỡng một số đối tượng nuôi biển khác. + Chuyển đổi một số đối tượng nuôi biển, tập trung sản xuất vào các đối tượng có nguồn giống phong phú tại địa phương như cá măng, cá đối, tôm biển

- Tăng cường xây dựng một đội ngũ cán bộ - kỹ thuật với trình độ cao trong việc quản lý, điều hành và hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp trong việc phát triển NTTS.

- Tập trung nghiên cứu xây dựng một số mô hình ứng dụng cơng nghệ cao như: xử lý chất thải trong NTTS, thu hồi chất thải, sử dụng các chế phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ gen - di truyền để tạo ra con giống có năng suất cao, phòng chống được dịch bệnh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)