Huy động mọi nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho phát triển NTTS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 118 - 120)

- Tham gia các lớp tập huấn của các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức

3.3.3.2 Huy động mọi nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho phát triển NTTS

Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào NTTS, góp phần giúp nghề ni của Khánh Hịa duy trì được sự tăng trưởng bền vững để đạt được mục tiêu đặt ra nhất thiết phải cần một lượng vốn khá lớn. Điều này địi hỏi phải có giải pháp cụ thể về vốn với các nội dung chủ yếu là xác định được nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển NTTS ở từng thời kỳ, làm rõ nguồn vốn đầu tư, khả năng thu hút vốn, các hình thức huy động đầu tư và tạo lập các điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư.

Trên cơ sở tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản tập trung, đồng thời quy hoạch hệ thống thủy lợi hóa phục vụ phát triển nghề ni tơm sú thịt, tôm giống, nhu cầu về vốn và nguồn vốn đầu tư để phát triển NTTS cho tỉnh Khánh Hòa được xác định như sau:

Bảng 3.2: Dự kiến nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án phát triển NTTS tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 - 2010 (Đơn vị tính: triệu đồng)

Giai đoạn 2007 - 2010 Các dự án Tổng số Ngân sách Vay tín dụng Vốn huy động

1. Ni nước lợ, mặn, mặt nước lớn 406.400 20.320 223.520 162.560 2. Nuôi nước ngọt 4.925 246 2.709 1.970 3. Các dự án nuôi công nghiệp 74.550 3.728 41.003 29.820 4. Các hoạt động khác 6.400 320 3.520 2.560

Tổng 492.275 24.614 270.751 196.91

Nguồn: Sở Thủy sản

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NTTS giai đoạn 2007- 2010 là 492.275 triệu đồng, trong đó lượng vốn từ ngân sách chiếm không nhiều, chỉ khoảng 5% là 24.614 triệu đồng, phần lớn lượng vốn từ ngân sách được dùng chủ yếu để đầu tư quy hoạch các vùng nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học, cho nguồn nhân lực. Ngược lại, vay tín dụng là nguồn chủ yếu được huy động ở mức 270.750 triệu, chiếm trên 50% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NTTS thời kỳ 2006- 2010, dùng vào việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở sản xuất, các ao hồ, đầm phục vụ chủ yếu cho hoạt động nuôi nước mặn và nước lợ của các thành phần kinh tế.

Để đảm bảo đủ lượng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất NTTS trong thời gian tới, Khánh Hòa cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Đẩy mạnh các hoạt động nhằm huy động tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nội lực từ các đơn vị, các doanh nghiệp, các hộ gia đình. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư đổi mới công nghệ, huy động mạnh mẽ sức dân và một phần vốn vay từ các tổ chức phi chính phủ để làm thủy lợi nhỏ, giao thơng nơng thơn. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà khoa học - các đơn vị NTTS - các doanh nghiệp chế biến và ngân hàng để tạo mối quan hệ tương hỗ nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.

- Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của trung ương, nguồn vốn ODA, các nguồn vốn quốc tế được tài trợ khác để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt quan tâm đến các cơng trình thủy lợi, giao thông, điện... Chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện các dự án có tính khả thi cao để có cơ hội vay vốn ưu đãi, để có thể thu hút vốn đầu tư vào việc trợ giúp về mặt kỹ thuật, tư vấn, đào tạo... thông qua hợp tác quan hệ quốc tế.

- Đối với nhân dân hoạt động trong lĩnh vực NTTS, đây là lực lượng chủ yếu góp phần làm tăng nguồn vốn phục vụ cho phát triển NTTS thông qua việc tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất NTTS. Trên thực tế cho thấy, ở Khánh Hòa đã có nhiều cá nhân bỏ ra lượng vốn khá lớn để đầu tư NTTS. Đó là những người biết chấp nhận mạo hiểm nhưng cũng rất khơn ngoan vì họ nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành NTTS và những cơ hội mà nhà nước đã và đang tạo ra cho tỉnh Khánh Hịa. Chính vì lẽ đó, cần đề ra những biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng và cổ vũ, khích lệ tăng cường đầu tư của nhiều cá nhân này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)