Lao động NTTS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 58)

1. Giá trị (trđồng)

2.2.4. Lao động NTTS

Với đặc thù của một tỉnh ven biển, dân số Khánh Hòa trung bình là 7 người/hộ. Số hộ nghèo chiếm 9,37%, hàng năm dân số tăng kéo theo sự gia tăng lao động dư thừa. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ do nguồn lợi có giá trị cạn kiệt, khai thác kém hiệu quả nên đã từng bước chuyển sang NTTS. Ngoài ra còn một bộ phận nông dân vừa làm nông nghiệp vừa NTTS.

Bảng 2.9: Lao động NTTS tỉnh Khánh Hòa theo các hình thức nuôi năm 2006

Hình thức nuôi trồng Số lượng lao động (người)

Nuôi tôm sú 10.000 Nuôi nước ngọt 500 Nuôi ương tôm hùm cá biển 10.000 Nuôi nhuyễn thể 1.000 Nuôi ngọc trai 50 Trồng rong sụn 500 Sản xuất giống 4.000 Dịch vụ phục vụ NTTS 2.000 Tổng 28.050 Nguồn: Sở Thủy sản

Bảng 2.10: Số lao động NTTS có trình độ chuyên môn năm 2006

Trình độ Số người

- Đại học 183 - Trung cấp 7 - Công nhân kỹ thuật 3.260

Tổng số 3.450

Số lượng lao động tham gia hoạt động NTTS hiện nay trên toàn tỉnh vào khoảng 28.000 người, tập trung chủ yếu vào nghề nuôi tôm sú, tôm hùm và sản xuất giống là những ngành nghề thế mạnh của tỉnh, chiếm trên 85,5% tổng lao động toàn ngành. Trong đó, tổng số lao động có trình độ chuyên môn về NTTS là 3.450 người, chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng số lao động toàn ngành NTTS, 12,3%, còn lại phần lớn lao động tham gia NTTS đều là “tay ngang”, nghĩa là chỉ học hỏi kinh nghiệm từ người khác và tham gia những hội thảo ngắn ngày.

Phát triển NTTS đóng vai trò tích cực trong việc làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông, ngư dân, góp phần xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Hiện nay, thu nhập bình quân của một lao động NTTS vào khoảng từ 1.000.000 đến 1.200.000 đồng một tháng, tuy không cao nhưng cũng góp phần ổn định cuộc sống của ngư dân.

Lao động dịch vụ NTTS bao gồm sản xuất kinh doanh thức ăn, thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học, dịch vụ tôm giống khoảng 2.000 người, là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động NTTS đạt hiệu quả. Đối với những hình thức nuôi trồng khác, số lượng lao động còn chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 1.050 người là do lượng vốn đầu tư vào hình thức nuôi quá lớn (nuôi ngọc trai), do tổng diện tích mặt nước nuôi không nhiều (nuôi cá nước ngọt), sau đó là những hình thức mới phát triển trong thời gian gần đây (trồng rong sụn, nuôi nhuyễn thể).

Bên cạnh đó, với lợi thế có nhiều Trường, Viện chuyên ngành thủy sản của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh nên công tác nghiên cứu KHKT phục vụ NTTS là mặt mạnh của tỉnh. Trong nhiều năm qua, do thực tế yêu cầu và đơn đặt hàng của các cơ quan quản lý thủy sản, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và triển khai cho dân kết quả các đề tài về đặc điểm sinh học, sinh sản nhân tạo, phương pháp nuôi, phòng ngừa và chữa trị dịch bệnh của các loài thủy sản có giá trị, nổi bật nhất là con tôm sú, một đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn không những trong tỉnh mà trong cả nước. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có một đội ngũ các chuyên viên của các công ty kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học đóng

trên địa bàn thường xuyên tổ chức chuyển giao những thông tin mới đến bà con NTTS trong tỉnh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)