54 I Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mớ

Một phần của tài liệu Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 2 (Trang 44 - 48)

D i/ừ n g narrti: L ộ trinh tử V â n N am Đ ư ờ n g i.jc : L ộ trinh từ Q u ả n g Đ ôog

2 54 I Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mớ

giới chính là xung lực thúc đây sự phát triển của kinh tế hàng hóa, trao đổi thương mại; biến đổi kinh tế - xã h ộ i...c ủ a hàng loạt các quốc gia phương Đ ông (T ru n g Q uốc, Đàng Ngoài, Đàng T ro n g , X iêm , Jav a, B engal, Corom andel, S a fa v id ...). Nói m ột cách vắn tắt; lịch sử cận đại sơ kỳ thế giới cơ bản bắt đắu sau những đại phát kiến địa lý, và sự bùng nổ của kỷ nguyên thương mại thế giới chính là nển tảng của q trình tồn cầu hóa cận đại sơ kỳ (th ế kỷ X V I-X V III).8

M ộ t lần nữa, người ta lại có thể băn khoăn tự hỏi, cũng như vấn để định vị lịch sử dân tộc trong giai đoạn cận đại sơ kỳ thế giới, kỷ nguyên thương mại và tồn cầu hóa cận đại sơ kỳ có tác động gì đến diễn trình lịch sử của dân tộ c V iệt Nam từ cuối th ế kỷ X V I đến đầu thế kỳ X V III?

3 . S ự HỘI NHẬP CỦA Đạ i Vi ệ t v à o q u ỹ đ ạ o t o à n c ẩ u h ó a

CẬN ĐẠI S ơ KỲ TH Ế K Ỷ s X V II

Những nghiên cứu gần đây về tình hình chuyển biến kinh tế - xã hội tại cả hai miên Đàng Trong và Đàng Ngoài giai đoạn cuối thế kỷ X V I - đầu th ế kỷ X V III cho thấy quốc gia Đại V iệt đã có sự dự nhập đáng kể vào hệ thống kinh tế thế giới và xu thế tồn cẩu hóa giai đoạn cận đại sơ kỷ.

N ội chiến và sự m ở rộng nên kinh t ế hàng h óa Đ ại V iệt

Có m ột vấn đề lịch sử tưởng chừng như nghịch lý: quá trình m ở rộng kinh tế hàng hóa và thương mại ở quốc gia Đại V iệt trong bối cảnh nội chiến liên m iên suốt hai thế kỷ X V I - X V II. T h eo lôgic lịch sử thông thường, nội chiến kéo dài thường dẫn đến khủng hoảng kinh tê và bất ổn xả hội. Với trường hợp lịch sử Việt Nam thời kỳ này, những bất ổn bên trong vương quốc tạm thời được khỏa lấp bởi các yếu tố ngoại sinh: kỷ nguyên thương mại và tồn cẩu hóa mà khu vực Đơng Á là m ột bộ phận hữu cơ.

C uộc nội chiến Nam - Bắc triều (th ế kỷ X V I) hầu như không chịu tác động bởi tình hình khu vực và quốc tế bởi đây là thời kỳ bắt đầu thâm nhập Đ ông Á của người Bổ Đào Nha (vào Trung Quốc và Nhật B ản ) và người T â y Ban Nha (vào Philippines). Tuy nhiên, sang thế kỷ X V II, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Đại V iệt ngày càng bị chi phối mạnh bởi bối cảnh khu vực và quốc tế. Sau khi đã thiết lập được mạng lưới thương mại liên hoàn kết nối Nagasaki (N hật B ả n ), M acao (T ru ng Q u ố c), M alacca, G oa (Ấ n Đ ộ ), Lisbon (B ổ Đào N h a), người Bồ bắt đầu mở rộng cỊuan hệ buôn bán và truyền giáo với vùng đất Đàng Trong (từ cuối thế kỷ X V I) và Đàng Ngoài

(từ đầu thế kỷ XV II).9 Cùng thời điểm đó, Nhật thương và Hoa thương

cũng thường xuyên ghé thăm các thương cảng Đại V iệt. Với sự thâm nhập

ngày càng mạnh của người Hà Lan và người Anh từ đầu thế kỷ X V II, cấu trúc truyền thống của quỹ đạo thương mại và hàng hải khu vực Đông Á ngày càng bị khúc xạ mạnh. Công ty Đông Ân Hà Lan (v o c ) tìm cách đặt quan hệ thương mại và bang giao với vương quốc Đàng Trong trong suốt ba thập niên đẩu của thế kỷ X V II, trước khi chuyển sang bn bán với Đàng Ngồi từ năm 1637 đến năm 1700. Công ty Đông Ấn Anh (E IC ) cũng lập thương điếm kinh doanh tại Đàng Ngoài trong giai đoạn 1672 - 1697. Bên cạnh đó, các nhóm thương nhân ngoại quốc khác như Nhật thương (đến trước năm 1 635), Hoa thương; các thương nhân Tây Ban Nha, Xiêm và Pháp (từ cuối thế kỷ X V I I ) ... cũng đến buôn bán với cả hai vương quốc của Đại V iệt

(Nguyễn Quang Ngọc 2 0 0 1 : 148-158).

Sự xuất hiện của thương nhân ngoại quốc tại các trung tâm buôn bán nội địa Đại Việt chứng tỏ sự nhượng bộ hay thỏa hiệp nhất định của tầng lớp thống trị phong kiến V iệt Nam - vốn duy trì cái nhìn tương đối khắt khe đói với hoạt động thương mại. Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực Đ ông Á và nển kinh tế tồn cầu nói chung ngày càng hội nhập mạnh mẽ, Đàng Trong và Đàng Ngoài lẩn lượt trở thành những trạm trung chuyển thương mại, những trung tâm sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị (nhất là tơ lụa), đồng thời là thị trường tiêu thụ (hương liệu, kim loại tiền t ệ ...) . Cuộc nội chiến kéo dài và hao người tốn của buộc hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn phải tìm kiếm sự hậu thuẫn vê' tài chính (tiền đổng, bạc nén) và quân sự (thẩn công; thuốc súng, tàu chiến, binh sĩ) từ bên ngoài nhằm hỗ trỢ cho các chiến lược về chính trị và lãnh thổ. Từ cuối thế kỷ X V I, Nguyễn Hoàng đã thể hiện sự năng động của mình trong việc gây dựng quan hệ với

Hoa thương; Nhật thương (từ đầu thế kỷ XVII trực tiếp với Mạc Phủ Đức

Xuyên) và người Bồ ở M acao. Dù chậm trễ hơn họ Nguyễn, họ T rịnh cũng bắt đẩu có những động thái liên hệ với M ạc Phủ từ đẩu thập niên 1620, với người Bồ Đào Nha từ cuối thập niên 1620 và với người Hà Lan từ giữa thập niên 1630.10

Có thể nói, những biến chuyển kinh tế, chính trị và xã hội ở Đại V iệt trong thế kỷ X V II chịu tác động rất mạnh từ sự hình thành và phát triển của hệ thống thương mại khu vực và quốc tế, và rộng hơn là xu thế toàn cầu hóa giai đoạn cận đại sơ kỳ, trong đó hoạt động mậu dịch tơ lụa đổi lấy bạc đóng vai trò then chốt.

Thương m ại N ội Á và dòng chảy “bạc N h ật B ản đổi tơ lụa Đ àng N g o à i”

Cùng với các tuyến hàng hải và thương mại đường dài vượt đại dương; các cơng ty Đơng Ấn châu Âu cịn thiết lập những mạng lưới thương mại Nội Á (intra-Asian trade) để thu lợi nhuận trực tiếp từ hoạt động buôn bán nội

vùng, đổng thời đảm bảo nguốn cung hàng hóa cho thị trường châu Âu. Trong thê kỷ XVI, tuyến thương mại Nội Á của người Bổ Đào Nha cơ bản

được thiết lập với việc hình thành tuyến bn bán liên hồn Goa - Malacca

(và vùng quấn đảo hương liệu) - Macao - Nagasaki, trong đó chặng kinh doanh tơ lụa Trung Q uốc trao đổi bạc Nhật Bản giữa Macao và Nagasaki đóng vai trị then chốt. Sau khi thâm nhập thành công thị trường phương Đông từ cuối thế kỷ X V I; người Hà Lan (và từ sau năm 1602 là Công ty Đông Ân Hà Lan) đã nhanh chóng xây dựng được hệ thống bn bán Nội Á với quy mô rộng lớn, kết nối được nhiều trung tâm sản xuất, cảng thị trung chuyển và thị trường tiêu thụ sản phẩm mà vương quốc Đàng Ngồi của Đại V iệt là một mắt xích hữu cơ.11

M ạng lưới thương mại N ội Á của v o c vể cơ bản được tổ chức như sau: B ạc nén và các loại kim loại tiền tệ (m ang từ Hà Lan sang) được đầu

vào các loại sản phẩm vải sợi Ấn Đ ộ - mặt hàng thiết yếu trong hoạt động trao đổi lấy hổ tiêu và các loại hương liệu của vùng quần đảo Indonesia. T rong khi phần lớn hương liệu được chuyên chờ vê' châu Âu, m ột lượng nhất định được đưa đến bán ở các trung tâm giao dịch khác của phương Đông như Ấn Độ, Ba Tư, Đài Loan, Nhật Bản, Đàng N g o ài... T ơ sống và các loại vải lụa thu mua từ Bengal, Ba Tư, Trung Q uốc và Đàng Ngoài

được chuyên chở sang N hật Bản (m ột phẩn về châu Âu) để tiến hành trao đổi bạc Nhật (và từ đẩu thập niên 1670 là đồng và vàng). Phấn lớn số bạc thu mua tại N hật được phân phối cho các thương điếm của Công ty ở phương Đơng (Đ àng N gồi, Xiêm , Java, Bengal, Ba T ư ...) làm vốn kinh doanh; một số lượng nhỏ được dùng để thu mua vàng ở Đài Loan. Cùng với số vàng đứa từ Hà Lan sang, vầng thu mua ở Đ ài Loan và các trung tâm buôn bán khác ở phương Đơng (trong đó có Đàng Ngồi) được gửi sang Corom andel để duy trì việc nhập khầu vải vóc từ Ấn Đ ộ cho các hoạt động thu mua hương liệu tại vùng quẩn đảo Đ ông Nam Á (G aastra 2 0 0 3 ; Ryuto 2 0 0 7 ).

Bạc Nhật Bản có vai trị lớn trong sự thành công chung của mạng lưới thương mại Nội Á của Công ty Đ ông Ấn Hà Lan. Bởi hầu hết các nền kinh tế châu Á lúc đó đểu sử dụng bạc (và tiền đổng) làm phương tiện dự trữ và tiền bản bộ, việc tiếp cận được nguồn bạc Nhật Bản cho phép người Hà Lan mở cửa thâm nhập vào hầu hết các thị trường buôn bán lớn ở Tây Á, Nam

Ả, Đơng Dương, vùng quần đảo Nam Dương, thậm chí cả thị trường Trung

Quốc (thơng qua trung gian Đài Loan).

Để thu mua được bạc N hật Bản, người Hà Lan cẩn có tơ lụa - loại thương phẩm thu lợi nhuận cao tại thị trường đảo quốc. Trong suốt nửa cuói thế kỷ

X V I, người Bồ Đào Nha thu được lợi nhuận kếch xù từ hoạt động kinh doanh tơ lụa Trung Quốc đổi lấy bạc Nhật Bản. Trong khoảng hai thập niên đẩu thế kỳ X V II, nỗ lực thu mua tơ lụa Trung Qụốc cho thị trường Nhật Bản của người Hà Lan thông qua các cầu buôn bán với Patani, H ội An, A yutthaya... không thực sự thành công do sự cạnh tranh quyết liệt của người Bồ. Phải đến năm 1624 khi người Hà Lan chiếm được Đài Loan và biến nơi đầy thành địa điểm thu hút thuyên buôn Trung Quốc từ đại lục mang tơ lụa ra trao đổi, kim ngạch tơ lụa của người Hà Lan đưa vào Nhật Bản mới cơ bản tăng lên (Blusse 1973). Trong khoảng hơn một thập kỷ sau đó; Cơng ty Đơng Ấn Hà Lan thường xuyên dành một phần lớn bạc Nhật cho thương điếm Zeelandia (Đài Loan) thu mua tơ lụa Trung Quốc. Tuy nhiên, từ khoảng đẩu thập niên 1640, sản lượng tơ lụa Trung Quốc ra đảo Đài Loan ngày một suy giảm do nhiểu nguyên nhân khác nhau: bất ổn chính trị và kinh tế tại đại lục cũng như sự cạnh tranh của các thế lực Hoa thương buôn bán sang Nagasaki.

Nhằm tìm kiếm nguồn cung cấp tơ lụa thay th ế cho thị trường tiêu thụ quan trọng N hật Bản, Công ty Đông Ấn Hà Lan chuyển trọng tâm buôn bán từ Đàng T ron g ra Đàng Ngoài. Năm 1637, thương đoàn Hà Lan đến Kẻ ChỢ; quan hệ thương mại và bang giao được thiết lập chính thức và kéo dài đến tận năm 1700. Trong hơn sáu thập niên tiếp theo, quan hệ Hà Lan - Đàng Ngoài diễn ra trên nhiều lĩnh vực (bang giao, liên minh quân sự; xuất- nhập khẩu); trong đó nền mậu dịch tơ lụa đổi lấy bạc là trọng tâm của mối quan hệ; có tác động rất lớn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở miền bắc Đại V iệt trong phần lớn thế kỷ X V II (H oàng Anh Tuấn 2 0 0 7 b ).

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong suốt giai đoạn lợi nhuận cao của nền mậu dịch tơ lụa Hà Lan - Đàng Ngoài (1 6 3 7 - 1 6 5 4 ), bạc Nhật Bản thường xuyên được chuyển thẳng từ Nagasaki đến Đàng Ngồi thơng qua các thương thuyền Hà Lan hoạt động giữa vùng cửa sông T h ái Bình và cảng Nagasaki. Khối lượng bạc Nhật Bản được Công ty Đ ông Ấn Hà Lan đưa sang Kẻ C hợ hàng năm cũng tương đối ổn định, trung bình

100.000 lạng/năm . Trong giai đoạn hồng kim của nền mậu dịch tơ lụa Hà Lan - Đàng N goài (1 6 4 4 - 1 6 5 2 ), Công ty đưa đến Đàng N goài xấp xỉ

1 3 0 .0 0 0 lạng m ỗi năm . Cho đến giữa thập niên 1 6 5 0 , bạc lu ôn chiếm khoảng 95% tổng giá trị hàng hóa người H à Lan nhập khẩu vào Đàng Ngoài, trong khi các thương phẩm khác chỉ dao động ở mức xấp xỉ 5%

(H oàng Anh Tuấn 2 0 0 6 ).

Một phần của tài liệu Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 2 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)