II. 2 Lịch sử xã hội được nghiên cứu như thế nào?
342 I Di sán Lịch sừvà những hướng tiếp cận mớ
thôn quê lâu đời đã góp phẩn thu hút để nghiên cứu quận này. Có lẽ lý do quan trọng nhất để tác giả chọn địa phương này là dựa trên sự phong phú về tài liệu lịch sử có sẵn. M ở đầu tác phẩm, Curti tập trung vào sự định CƯ đẩu tiên và sự thành lập quận. Tiếp đến ông nghiên cứu cấu trúc xã hội và cấu trúc kinh tế của quận, sự sinh sống ờ nông trại, tài sản của những người nông dân mới, sự kiếm sống trong thị trấn, những vấn đề về vận chuyển và giao thông... Phần quan trọng nhất cùa tác phẩm này, Curti dành cho việc nghiên cứu những mối quan hệ xã hội, đặc biệt là tín niệm xã hội ( sociaỉ creed). Sự
dân chủ trong chính quyển của quận và dân chủ được thừa nhận ờ những người dân thường là hai vấn để được Curti nghiên cứu song song để tìm tính dân chủ thật sự trong vùng. Bên cạnh đó ơng cũng nghiên cứu vấn đề dân chủ của quận qua những cơ hội giáo dục và văn hoá của người dân trong vùng, qua sự tuyển chọn nhân viên, qua những vấn để mang tính quyết định của quận và cuổi cùng là qua sự lãnh đạo trong quận (1 9 5 9 ). Với sự cộng tác của quận Trem pealeau, bang W isconsin (miền T ây ), và bằng cách sử dụng những phân tích định lượng của những dữ liệu vể điều tra dân số, Curti đã kiếm chứng lại giả thuyết vể biên giới của Turner và đã thiết lập công cụ nghiên cứu lịch sử nối tiếng như là Cliometrics28. Phẩn lớn các sự kiện và dữ liệu đã được rút ra từ những báo cáo về điều tra dân số của những năm 1850;
1860, 1870 và 1880 và được tiến hành bằng máy vi tính. Đổng thời tác giả cũng nghiên cứu chi tiết tất cả những hổ sơ có sẵn theo kiểu truyền thổng hơn, chẳng hạn như những câu chuyện lịch sử và những tài liệu lịch sử của quận, báo chí và những bản viết gốc. Tập trung vào những vấn đề như lợi tức và sớ hữu ruộng đất trong khoảng thời gian từ giữa đến cuối những năm 1880, Curti đã nhận thây một sự tăng trường vé mặt tài sản trong khắp cộng
đổng. Curti cho rằng điều này đã làm mạnh thêm giả thuyết của Turner rằng,
vùng biên giới là m ột mơi trường xã hội mang tính dân chủ sâu sắc. T u m er
và C urti đểu tập trun g vào kinh nghiệm của những người dân bình thường trong tất cả các lĩnh vực, từ giáo dục công cộng cho tới sự giải trí bình d ân ... Khi Curti nghiên cứu cẩn thận việc hình thành những cộng đồng
ở quận Trem pealeau, ông phải làm rỏ những giá trị ẩn chứa trong ứng xử xã hội, trong gia đình, trường học, hội họp trong thị trấn, nhà thờ, tổ chức tương trọ’... Và khi tìm thấy được tín niệm xã hội của cộng đồng như chúng được thế hiện qua những diễn văn hàm chứa chương trình hành động, ở hội văn học, trong những tờ báo, thư từ và nhật ký; Curti kết luận rằng hệ thống tín niệm xã hội được chấp nhận bởi những người tiên phong ở quận Trempealeau rất giống với những giá trị Mỹ mà Turner đã kết luận trong giả thuyết về biên giới của minh. Curti cho rằng các dữ liệu của ỏng ta, ở cả hai khía cạnh định lượng và định tính, giúp củng cố điểu mà ơng ta tin là hàm ý chính của giả thuyết về biên giới và dân chủ của Turner (1 9 5 9 ).
II .2 .3 . Ở Anh, sử học Mới đổng nghĩa với “L ịch sử từ những giai cấp dưới” (H istory from below ). Thuật ngữ này đã cho thấy một sự thay đổi trong quan điểm, từ việc viết sử theo quan điểm của giai cấp tinh hoa chính trị, đến việc viết sử theo quan điểm của những nhóm xã hội; những con người mà trước đây phẩn lớn đã không được lịch sử nhắc đến, bao gồm những cơng nhân kỹ nghệ, nơng dân, những nhóm dân tộc thiểu sổ, những người nghèo thành thị; ... và sử dụng những tài liệu mà giai cấp tinh hoa chính trị bỏ lại đằng sau.
Edward Thom pson (1 9 2 4 -1 9 9 3 ), sử gia, nhà xã hội và đảng viẻn đảng Cộng Sản Anh, người tiên phong cho phong trào “T ân M arxist” ở Anh, cho rằng M arx có nhấn mạnh đến vai trị của quần chúng trong cuộc cách mạng Pháp qua tác phẩm “N gày 18 tháng Sương mù*..”, nhưng rổi quần
chúng bị bỏ lại đằng sau và những nhân vật chính trị lại ở vị trí trung tâm của sân khấu rất đông như trong những tác phắm lịch sử chính trị truyền thống. Thêm vào đó, phụ nữ cũng tham gia nhiểu vô số trong cách mạng Pháp nhưng chưa được Marx chú ý đúng m ứ c...(G eorg Iggers 2 0 0 5 :8 6 - 8 7 ). Do đó, Vào những năm 1960; Edward Thom pson và nhóm sử gia “Tân M arxist” Anh đã đề xướng m ột cách viết lịch sử x ã hội mang màu sắc nhân văn hơn bằng cách đưa cuộc đời của tất cả những con người ở những giai cấp dưới trong xã hội vào lịch sử, và đặc biệt là nghiên cứu văn hoá riêng của họ.
The M akin g o fth e English W orking Class (Sự hình thành giai cấp công nhân
Anh) là quyển lịch sử xã hội đầu tiên cùa Anh được viết bời Edward Thom pson (1 9 6 6 ), một sử gia nổi tiếng thuộc nhóm "C ánh T ả M ới”. Tựa đê' của quyển sách đã xác nhận luận điểm của tác giả rằng'“giai cẩp công nhân không m ọc lên như mặt trời ở một thời điểm được chỉ định. Giai cấp này đã hiện diện ở chính sự hình thành của nó” (Edward Thom pson 1966: 9 ). Ong đã nêu rõ mục tiêu của những tác phẩm lịch sử của mình là "tìm cách cứu vớt những người thợ dệt bằng tay ‘lạc hậu’; những nghệ nhân ‘khơng tưởng’ thốt khỏi sự tự hạ thấp bản thẳn; không những cho họ mà còn cho các thế hệ con cái h ọ ” (Edward Thom pson 1 9 6 6 :1 2 -1 3 ). Liền ngay sau đó, tác phẩm này được đưa vào dạy ở các trường đại học Anh như một quyển sách vể lịch sử xã hội dựa trên quan điểm Marx nhưng với nhiều bổ sung của nhóm “Tân M arxist” ờ Anh. Dựa vào vô số nguồn tài liệu thu thập khắp nước Anh, tác phẩm này tập trung vào xã hội của những thợ thủ công, thợ dệt và giai cấp công nhân Anh, trong những năm hình thành từ năm 1780 đến 1832, vào giai đoạn giữa hai cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và phân tích hậu quả của hai cuộc cách mạng đối với cuộc đời của những nhóm người này. Thom pson xem xét những điểu kiện xã hội ảnh
hưởng đến nhưng nhóm người vơ danh đó và nghiên cứu nển văn hóa thường nhật của họ.
Trứớc hết; Thom pson trình bày trong tác phấm này lịch sử cùa những sự phát triển kỹ thuật đã dẫn tới sự xuất hiện của giai cấp công nhân kỹ nghệ hiện đại ở Anh. T á c giả mở đẩu mô tả sự “bất mãn” của công nhân, thảo luận ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp đối với truyền thống “bất m ãn” đó... Tiếp đến, ông tập trung phân tích hậu quả của cuộc cách mạng kỹ nghệ đối với cuộc đời và cách sống của công nhân trong m ột nước Anh kỹ nghệ: Địa vị của những người thợ dệt đã bị sụp đổ đột ngột vào năm 1813, lúc mà tổng số máy dệt bằng máy ở nước Anh khoảng 2 .4 0 0 chiếc, và khi mà sự cạnh tranh giữa dệt máy và dệt tay phần lớn là do tác động tâm lý. Khi con số máy dệt bằng máy tăng lên đến 14.000 vào năm 1820... thì địa vị của nghệ nhân Anh trong ngành mậu dịch dệt cũng bị hạ thấp xuống thành những công nhân làm việc trong các nhà máy... Sự xuống cấp của những người thợ dệt tay rất giổng với sự sa sút của những người làm việc trong ngành mậu dịch hàng thủ cơng, khi ngành này khơng cịn chiếm Ưu thế nữa. M ỗi khi lương của họ bị giảm thì vị trí của họ càng bấp bênh. Người thợ dệt lúc này phải làm việc lâu hơn vào buổi tối nhưng lại kiếm ít tiền hơn...Trong lúc làm việc khuya hơn thì họ lại bị tăng thêm nguy cơ bị thất nghiệp.
Thompson lột tả thật cẩn thận sự biến chuyển của những điều kiện lao động trong các nhà máy, sự tuyển mộ một giai cấp lao động, mối quan hệ giữa các công nhân và giới chủ ... Thom pson đã vẽ lại trong tác phẩm này một bức tranh sống động và chân thật của sự hỗn loạn: sự hỗn loạn của một xã hội
chuyển tiếp giữa một trật tự cũ và một trật tự mới. Ông cũng đi vào chi tiết
của cái giá mà từng con người phải trả, cũng như trong lời mở đầu ông đã nhấn mạnh: “những con người này là nạn nhân của lịch sử”. Thom pson cũng nhắc đến trong tác phẩm này những phong trào quần chúng thường bị quên lâng trong lịch sử Anh như phong trào Luddites, m ột phong trào xã hội của những công nhân dệt Anh vào đầu thế kỷ thứ X IX , phản đối những thay đối do cuộc cách mạng kỹ nghệ gây ra, bằng cách phá những máy dệt. Hậu quả của những thay đổi này đã làm họ mất việc và đã xáo trộn toàn bộ cuộc sống của họ. Thom pson nhấn mạnh rằng lịch sử phải biết đến những phong trào này.
11*2.4. Ở Ý, cùng với ảnh hưởng của Edward Thom pson, ỉịch sử x ã hội hay sử học M ới xuất hiện với m icrostoria (M icrohistoire; 'M icrohistory trong
tiếng Pháp và tiếng A nh), tức sủ học vi m ô, do hai sử gia Giovanni Levi
(1939- ) và Carlo Ginzburg (1 9 3 9 -) sáng lập và phát triển vào đầu những năm 1970, quy tụ chung quanh tạp chí Q ụ a d em i Storici (H istorical
N otebooks). Sử học vi mô để ra cho các sừ gia một phương pháp từ bỏ việc nghiên cứu đám đơng hay các giai cấp nói chung để quan tâm đến những cá nhân binh thường trong xã hội. Sử học vi mô chỉ nghiên cứu m ột biến c ố lịch sử, m ột đ ịa phương, m ột gia đình hay m ột cuộc đời để cho thấy “những cấu
trúc” nằm ở bên dưới đời sống của m ột xã hội trong m ột thời kỳ lịch sử nhất định. Sử h ọc vi m ỏ là m ột phương pháp mới để nghiên cứu lịch sử, đặc biệt trong ngành sử học hiện đại. Sử học vi mồ được xem như một trong những
đóng góp quan trọng về lý thuyết và thực hành, mang tính sáng tạo và hiệu quả trong nghiên cứu lịch sử xã hội.
L ịch sử vi m ô văn h o á được đê' xướng bởi Carlo Ginzburg và lịch sử vi mô x ã hội do Giovanni Levi sáng lập. M ục đích của sử học vi mơ x ã hội là phục
hồi lại sự liên tục của m ột vũ trụ thu hẹp bằng cách biến đồi những góc n h ìn ... Sử h ọc vi m ô của Ý để xuất sự giảm thiểu quy mô nghiên cứu với
mục đích quan sát và phân tích những sự việc trước đây không được các sử gia nhìn thấy, nhằm mục đích xem xét những hiện tượng thật kỹ; như quan sát dưới kính hiển vi... Bên trong những nghiên cứu của lịch sử vi mơ, oral h istory có sức nặng rất lớn vì nó giúp cho các sử gia hiểu và phân tích những tiếng nói mà họ từng mang trách nhiệm là xây dựng lại lịch sử; từ hiện tại... Bằng cách nghiên cứu cuộc đời của m ột con người, những tính
chất của th ế giới bao quanh cuộc đời đó củng sẽ được soi sáng. Những nghiên cứu gần đây nhất thường liên quan đến m ột thành phố nhỏ hay m ột ngôi làng nhỏ; bao gồm một phân tích tập trung vào những con người nhỏ bé và những cá nhân m ờ nhạt trong xã hội. Sử học vi mô thường được thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ của những ngành khoa học xã hội khác như nhân học và xã hội h ọ c.29
Hầu hết m ọi trường hợp mà các sử gia vi mô nghiên cứ u đều có một điểm chung: tất cả họ đểu chú ý tới hổ sơ của chính quyền, do đó thiết lập nghiên cứu ờ các lưu trữ. Họ chú trọng chức năng của những định chế chính trị đang nắm quyền và cho độc giả thấy làm thế nào những cơ quan này nắm được những việc làm của người dân.
Ư e r e d ità im m a teria le: carriera di un esorcista nel P iem on te del seicento
(Q uyền lực thừa kế: Lịch sử của m ột ông thầy pháp ở vùng Piem onte vào th ế kỷ thứ X V II) (Giovanni Levi 1 9 8 8 ), là m ột trong những tác phấm kinh điển nhất của Giovanni Levi, mà hiện nay được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học như một quyển sách tiêu biểu về sử học vi mô x ã hội.
Đ ể làm nổi bật cách viết sử mới này, Levi đã mở đẩu tác phẩm bằng cách giới thiệu m ộ t b iến c ố lịch sử của thời Trung cổ ở Ý; đó là vụ xử của nhà T hờ năm 1697 về việc trục quỷ tập thể. Tác phẩm này dựa trên câu chuyện có thật của m ột giáo sĩ đồng thời cũng là m ột ông thấy pháp trừ tà ma (trục quỷ) tên là
Giovan Battista Chiesa sống ờ Piem onte, m ột ngôi làng nhỏ của Ý trong suốt những năm 1600. Đa sổ dân làng đổ xô tới Chiesa với hy vọng ơng ta có thể trục được những loại quý gây mù mắt; tê liệt, bệnh tâm th ẩ n ... Năm 1697 Chiesa bị bắt và bị xử bởi Nhà Thờ, với mục đích xem xét ơng ta có theo đúng thủ tục chính thống của Nhà thờ trong việc trục quỷ hay khơng, liệu ơng ta có nhận tiền, liệu khách hàng có được chữa khỏi... Tài liệu cịn lưu giữ vể vụ xử này rất ít - chỉ có tập tài liệu của Chiesa là cịn - và khơng m ột tài liệu nào về vụ xử, cũng như thông tin về cuộc đời sau này của ơng ta cịn sót lại... Đ ể tái tạo lại công chúng và cuộc sống tăm tối của ngôi làng trong suốt thế kỷ XV II và X V III; sử gia Levi phải sử dụng tất cả các lưu trữ của các cơ quan hành chính, cơng chứng, các giáo phận của vùng, những cơ quan được coi như quyển lực của xã hội. Và thơng qua cơng trình phân tích lịch sử tinh tế, Levi đã tái tạo lại nghê' nghiệp của ông thầy trừ tà này cũng như những cuộc đời và thế giới của tất cả những người dân trong làng - quý tộ c và nông dân...
N ội dung tác phẩm xoay quanh vụ xừ này và mở rộng ra theo đường xoắn
ỐC; qua đó để lộ những câu chuyện lịch sử của ba gia đình qua mối quan
hệ họ hàng, trong tương quan qua lại và thị trường đất đai. Cũng theo con đường này, thân phận của G iulio Chiesa (cha của Giovan C h iesa) cũng được hé ra để cho thấy uy quyển cùa m ột nhà quý tộ c trong xã hội nông thôn vùng Piem onte: ông ta đã tích lũy quyền lực khơng phải bằng tích tụ đất nhưng bằng sự giảng hoà những xung đột trong giới quý tộ c với vai trò m ột quan toà và m ột pháp quan, để đem lại hồ bình trong việc giành đất và mang lại tiếng tăm cho ông ta. Trong khi sự sinh tồ n của nông dân tuỳ thuộc vào sự bảo vệ và trao đổi đất đai; thì sự sinh tồn của Chiesa và cha ông ta lệ thuộc vào việc bảo vệ và chuyển giao những hàng hoá tượng trưng mang tính đan xen: quyển lực và tiếng tăm. Đ ổng thời, những chiến lược của địa phương thông qua hội đồng lãnh chúa cũng được Levi hé mở để cho thấy quyển lực của làng trong thời T ru n g cổ ở Ý (G iovanni Levi, đd).
Phương pháp của Levi trong tác phẩm này mang tính rộng và sâu: thu thập tất cả những biến cố mang tính chất tự truyện được ghi lại cùa tấ t cả những người dân trong làng Piem onte qua m ột thời kỳ là 50 năm vào cuối thế kỷ X V II và đầu thế kỷ X V III. Những ghi chép mang tính phân tích của Levi về ông thầy pháp và th ế giới của ông ta đã mờ ra ánh sáng m ới của xã hội nông dân thời tiền H iện đại. Đ ây là m ột quyển lịch sừ vi mô hay nhất của thể loại này: nghiên cứu m ột biến cố lịch sử “n h ỏ ” để cho thấy “tiếng vang” vượt xa bói cảnh b an đầu của nó. Qua câu chuyện của