đi sứ của triều đình Tự Đức khơng chỉ đơn thuần là đi cống theo lệ mà còn chứa đựng những mục đích khác như cẩu viện nhà Thanh giúp đỡ binh lực chống Pháp và làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pháp trở nên căng thẳng hơn. Tuy nhiên, người Pháp đã không ngăn cản được chuyến đi và họ đành bằng lòng với suy nghĩ đây là sứ bộ đi cống theo lệ và không mang theo những văn bản nào khác có thể gây nguy hại cho lợi ích của Pháp ở Việt Nam và Trung Hoa lúc đó.
52 Sứ bộ này còn được phản ánh trong các tập: Vãng sứ Thiên Tân nhật ký, Như Thanh đồ và Kiến Phúc nguyên niên như Thanh nhật trình, Vãng sứ Thiên Tân nhật ký do Phạm Thận Duật và Nguyễn Thuật biên soạn. Đây là tập nhật ký
hành trình của sứ bộ từ năm 1882, đến năm 1884, trong đó có ghi chép vể việc vua Tự Đức thăng hà (1883) và việc Pháp xâm lược Việt Nam (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp 1993: Tập 2, 553). Như Thanh đồ là tập bản đồ do Phạm Vàn Trữ thực hiện vào năm 1882, ghi lại hành trình đường bộ từ ải Nam Quan đến Yên Kinh, có ghi rõ tên các tỉnh, phủ, huyện, đường thủy, đường bộ, núi sông, phong cảnh những nơi mà sứ bộ của Phạm Thận Duật, Nguyễn Thuật và Phạm Văn Trữ đã đi qua trong chuyến đi sứ nói trên. Kiến Phúc nguyên niên như Thanh nhật trình do Phạm Thận Duật biên
soạn vào năm 1884 ghi chép vê' các hoạt động của sứ bộ trong chuyến đi sứ từ năm 1882 đến năm 1884, gốm các việc như trình qc thư, nộp phẩm vật, hội đàm với sứ thẩn Nhật Bản và đình thần nhà Thanh về việc Pháp xâm lược Việt Nam... (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học viện Viễn đông Bác cố Pháp 1993: Tập 3, 49).
53 Sau khi phá chiếc ắn do nhà Thanh phong cho vào năm 1884, việc liên lạc ngoại giao giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh chấm dứt. Các chuyến công cán ở Trung Hoa dưới triéu Khải Định chủ yếu là các chuyến đi mua hàng chuẩn bị cho lễ
Tứ tuăn Đại khánh của vua tổ chức vào năm 1924. Các chuyến đi này đã mang
về những chiếc độc bình, đơn kích thước lớn, có hiệu đế chữ Hán: Khải Định Tân Dậu niên tạo (1921), Khải Định Giáp Tý niên tạo ( 1924)...