ngh iên cứu
Người đầu tiên có ý tưởng về sử học Mới có lẽ là sử gia Hoa Kỳ Jam es Harvey Robinson (1 8 6 3 -1 9 3 6) ì6, khi ơng xuất bản quyển sách với tựa đê' T h e N ew H istory (Sử học M ới) vào năm 1912. Trong tác phẩm này, Robinson đã nêu lên những ý tưởng vê' sử học như: lịch sử phải bao gổm từng dấu vết của tất cả mọi thứ mà con người đã làm, đã suy nghĩ, kể từ lúc họ xuất hiện lẩn đẩu tiên trên trái đất; lịch sử phải như là m ột công cụ trong việc giúp giải quyết những vấn đề đương thời, và phải tập trung vào cuộc đời của những con người bình thường trong xã hội; lịch sử đúng ra phải tập trung vào toàn xã hội hơn là chỉ tập trung vào những biến cố chính trị và quân sự. Cũng trong tác phấm này, vể mặt phương pháp, theo Robinson, sử học M ới, tự nó, sẽ tận dụng đến mức tối đa tất cả những khám phá đang được tiến hành vê' nhân loại bời các nhà nhân học, kinh tế học, tâm lý học và xã hội học, cũng
như sẽ cộng tác chặt chẽ với những ngành này (Robinson 1912). Nhưng phong trào sử học Mới này do Robinson khởi xướng không thành công ở
Mỹ vào thời điểm đấu những năm 1910.
Mãi cho đến năm 1929; sử h ọc M ới hay lịch sử x ã h ộ i (social history) mới chính thức ra đời với trường phái Annales của Pháp. Đây được coi như một phàn ứng chống lại sự thống trị của lịch sử chính trị và ngoại giao đang thịnh hành ở châu Âu và nhiểu nước trên thế giới vào đầu thế kỷ thứ XX bởi các sử gia đi theo truyền thống của sử gia Đức Leopold von Ranke (1 7 9 5 -1886). Các sừ gia của trường phái Annales đã đưa ra một phương pháp nghiên cứu lịch sử m ới, phủ nhận sự quá nhấn mạnh vào lịch sừ tường thuật (các sự kiện lịch sử như chính trị, ngoại giao, chiến tranh,...) và chủ nghĩa duy ý chí trong lý luận của sừ học truyền thống, đặt trọng tâm nghiên cứu lịch sử vào mọi khía cạnh trong đời sống của những con người binh thường trong xã hội (những vấn để như dân số, những đức tin tôn giáo, tâm lý của một thời đại, tâm tính hay não trạng của một giai cấp xã hội, những chuẩn mực văn hoá; những cuộc phản kháng của quần chúng; những vấn để vê' đô thị và nông thôn), vào đám đông quần chúng, và xem xét họ (chứ không phải những người lãnh đạo) đã làm nên lịch sừ như thế nào. M ột câu hỏi được đặt ra cho lịch sử xã hội là liệu quần chúng đi theo các nhà lãnh đạo hay họ đi con đường khác.
Trong những năm gần đây, lịch sử xã hội đã phát triển rất đa dạng, bao gồm những ngành phụ như lịch sử của những loại xã hội và tổ chức xã hội, lịch sử công việc, lịch sử của các thị trấn, thành phố; lịch sử của những người nông dân, lịch sử gia đình, lịch sử trẻ em, lịch sử tiêu thụ, lịch sử của sự
nghèo khồ, lịch sừ giới tính, lịch sử y học, lịch sử tội phạm, lịch sử của những
ý tưởng..., và gẩn đây hơn nữa, lịch sử xã hội được mở rộng thêm những lĩnh vực mà trước đây ít được nghiên cứu như văn hố bình dân, ký ức; huyền thoại, tiểu sử của m ột người...
Sủ học Mới hiện nay được nhiều học giả Ưa thích bởi vì phương pháp nghiên
cứu này cho phép m ột sự thảo luận đầy đủ vê' những khía cạnh của lịch sử mà trước đây ít được xem xét trong lịch sử truyền thống...
Ngoài những vấn đế thuộc phạm vi nghiên cứu của lịch sử xã hội như vừa nêu trên, điều khác biệt quan trọng giữa lịch sử xã hội và lịch sử chính trị
truyển thống là nguồn tài liệu sử dụng. M ột cơng trình lịch sử xã hội phải dựa phần lớn trên nguồn tài liệu thu thập được từ các giai cấp dưới thông qua các tổ chức nắm được những sinh hoạt thường ngày của người dân như tất cả các lưu trữ của các cơ quan hành chính: cơng chứng và các chính quyển địa phương; các giáo phận của m ột vùng; tài liệu còn lưu trữ trong
các gia đình, các cộng đổng; nguồn tài liệu quan trọng từ ký ức tập thể của quẩn chúng vê' m ột biến cố lịch sử và nguồn tài liệu từ lịch sừ qua lời kể (oral history).