Guilders 17 stuivers (1636-1666); 3 guilders 10 stuivers (166 6 1743).

Một phần của tài liệu Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 2 (Trang 49 - 52)

D i/ừ ng narrti: Lộ trinh tử Vân Nam Đ ư ờ n g i.jc : L ộ trinh từ Q u ả n g Đ ôog

2guilders 17 stuivers (1636-1666); 3 guilders 10 stuivers (166 6 1743).

T ừ giữa thập niên 1650 sản lượng bạc N hật do v o c đưa vào Đàng Ngồi hàng năm có dấu hiệu đi xuống do: l ) sự suy giảm lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu tơ lụa Đàng Ngoài sang Nhật và 2 ) sự khan hiếm tiền đồng ở Đàng Ngoài dẫn đến sự sụt giảm tỉ giá hối đoái b ạc/tiển đồng. Cùng thời điểm đó, hoạt động kinh doanh tơ lụa Đàng Ngoài tại Nhật Bản cũng ngày càng khó khăn do sự cạnh tranh của tơ lụa Bengal (Ấn Đ ộ) nên Công ty Đông Ấn Hà Lan quyết định cắt giảm sản lượng tơ lụa Đàng Ngoài xuất khẩu sang Nhật

Bản. Như m ột hệ quả, số vốn đầu tư hàng năm cho thương điếm Kẻ Chợ cũng bị cắt giảm theo. Sau năm 1655, sản lượng bạc người Hà Lan đưa vào Đàng Ngoài hàng năm thường đứng dưới ngưỡng 100.000 lạng/năm. Trong giai đoạn 1656 - 1668, ngoại trừ một vài mùa buôn bán mà Batavia quyết tâm nhằm phục hổi hoạt động xuất khẩu tơ lụa sang Nhật, sản lượng bạc người Hà Lan đưa vào Đàng Ngồi hàng năm đứng ở mức trang bình 60.000 lạng/năm .

T h eo ước tính sơ bộ; trong giai đoạn 1637 - 1668, khoảng 2 .5 2 7 .0 0 0 lạng bạc (chủ yếu là bạc N h ậ t), tương đương 7 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 guilders Hà Lan đã được Công ty Đông Ẩn H à Lan đưa vào Đàng Ngồi. Trong những thập kỷ cịn lại, m ột lượng đáng kể các loại đồng bạc như p rov in tien d aa ld er, kru isd aa ld erJ M ex ica n riaỉsS u rat rupees tiếp tục được người Hà Lan

chuyển vào m iền bắc Đại Việt. Những thông tin trích lược được từ kho tư liệu lưu trữ Hà Lan đồng thời gợi ý rằng, vể đại thể; số lượng bạc Hoa thương mang vào Đàng Ngồi khơng kém q xa số lượng bạc người Hà Lan đưa đến. Bên canh đó; cho đến nửa đấu thập niên 1630 m ột số lượng đáng kể bạc N hật đã chảy vào Đ àng Ngồi theo thuyền bn của H oa thương, N hật thương và người Bồ Đ ào Nha. Tạm bò qua các số liệu cịn thiếu hụt trên và chỉ tính đến kim ngạch nhập khẩu của người Hà Lan cũng đủ để cho thấy tầm quan trọng của nguổn bạc nói trên đối với hệ thống tiền tệ, và rộng hơn là nển kinh tế hàng hóa đang trên đà m ở rộng, của Đàng Ngoài (H oàng Anh Tuấn 2 0 0 9 ).

B ên cạnh bạc, từ đầu thập niên 1660, người Hà Lan cũng tìm cách đưa đồng tiền đồng zen i từ N hật Bản sang tiêu thụ ở Đàng Ngoài và thu được lợi nhuận khá. T ro n g bối cảnh bạc bị mất giá do sự khan hiếm tiền đồng ở Đàng N gồi, có th ể nói việc nhập khẩu tiền z en i là m ột mũi tên nhắm

trúng hai mục tiêu: l ) thu lợi nhuận từ việc kinh doanh loại tiền vốn rất rẻ tại N hật Bản và 2 ) cung cấp phương tiện thanh toán hợp lệ để nhân viên thương điếm H à Lan ở Kẻ Chợ tiến hành các hoạt động giao dịch, hạn ch ế sự thua lỗ do bạc bị mất giá trong cuộc khủng hoảng thiếu tiền đổng tại Đàng N goài suốt thập niên 1650. T heo ước tính sơ bộ; trong giai đoạn 1661 - 1677, riêng người Hà Lan đưa vào Đàng Ngoài khoảng 215 triệu đồng tiền z en i (tư ơng đương với 360 .0 0 0 quan tiền, tính ở mức quy đổi 6 0 0 đ ồ n g /q u a n ), chưa tính đến m ột số lượng lớn tiền z en i do Hoa

thương bn bán giữa Đàng Ngồi và Nagasaki mang vào Kẻ Chợ (H oàng A nh T u ấn 2 0 0 9 ).

Bảng 2: T iền z e n i N h ậ t do voc n h ậ p k h ẩ u v ào Đ à n g N g o à i (1660 -1679)

(đơn vị tính: đồng; đơn vị khác sẽ được ghi chú)

Năm Tổng cộng Năm Tổng cộng 1660 0 1670 7.750.000 1661 400.000 1671 =21.400.000 1662 0 1672 6.360.000 1663 9.230.000 1673 8.520.000 1664 ~15.762.184 1674 23.809.523 1665 31.524.369 1675 17.568.000 1666 800.000 1676 =39.400.000 1667 10.080 pound 1677 =5.000.000 1668 10.540.000 1678 0 1669 15.748.300 1679 0

Những số liệu thống kê về số lượng bạc và tiền đồng nhập khẩu vào Đàng Ngoài bởi người Hà Lan và các thương nhân ngoại quốc khác (N hật, Hoa, Bồ, A nh...) cho thấy m ột thực tế: trong suốt thế kỷ X V II, m ột lượng lớn tiền và kim loại tiền tệ đã chảy vào Đàng Ngoài để đổi lấy các sản phẩm địa phương (tơ sống, lụa tấm, gốm sứ, vàng, xạ hương...). Ở Đàng Trong kim ngạch xuất - nhập khẩu cũng đứng ở mức cao trong phần lớn thế kỷ X V II. M ột câu hỏi đặt ra: khối lượng bạc và tiền đồ sộ đó đã tác động như thế nào đến các ngành thủ công nghiệp xuất khẩu (tơ lụa, gốm sứ...) và tình hình kinh tế - xã hội (sản lượng, nhân công, giá cả...) ở Đại V iệt? D o giới hạn về thời lượng bài viết cũng như nguổn tư liệu, phẩn tiếp theo của bài viết xin tập trung phân tích tình hình biến đổi kinh tế - xã hội ở Đàng Ngồi thơng qua một số trường hợp tiêu biểu.

Thương m ại quổc tế và m ột số chuyển biến kinh tế - xã hội ở Đàng N goài th ế kỷ X V II

T ơ lụa xu ất kh ẩu và sự biến động cơ cấu nhân lực

Đ ề chỉ ra được tác động của hoạt động thương mại nói chung đến sự chuyển dịch cơ cấu nhân lực trong ngành sản xuất tơ lụa, cần khái quát sơ lược tình

hình sản xuất tơ lụa và vải vóc tại Đàng Ngoài thế kỷ X V II. Ngay sau khi sang buôn bán tại phương Đông, người châu Âu đã biết đến chất lượng và sản lượng tơ lụa Đàng Ngoài. T om é Pires - nhà hàng hải và thám hiểm B ổ Đào Nha - viết trong cuốn du hành ký Sum a O riental đầu thế kỷ X V I rằng Đ ại V iệt sản xuất hàng năm một lượng lớn tơ và lụa chất lượng cao; hoa vãn và màu sắc rất đẹp. Vào cuối thế kỷ X V I, tơ lụa Đàng Trong hòa cùng tơ lụa T ru ng Q uốc do Hoa thương mang đến Hội An để theo thuyển buôn châu Ấn (shu in-sen) sang N hật Bản. T u y nhiên, trong thế kỷ X V II, phần lớn tơ

lụa của Đại V iệt được sản xuất ở Đàng Ngoài. Giáo sĩ Alexandre de Rhođes, đến Kẻ C hợ năm 1627; nhận thấy tơ lụa Đàng Ngồi là sản phẩm chính hấp dẫn H oa thương và Nhật thương đến buôn bán (Rhodes 1651: 5 6 -5 7 ). Vào đẩu thập niên 1630; thương nhân Hà Lan ở Hirado (N hật B ản) cũng nhận thấy tơ lụa Đàng Ngoài được đưa sang tiêu thụ tại thị trường đảo quốc ngày càng nhiều (Dagh-register Batavia 1634: 2 4 9 -2 5 0 ).

T ron g thế kỷ X V II, lụa được sản xuất tại rất nhiều làng xã Đàng Ngoài, tiêu biểu nhất là các vùng quanh kinh đô Thăng Long như các tỉnh Hà Tây, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn N am ... Theo ghi chép của người Hà Lan, hàng năm ở Đàng Ngồi có hai vụ thu hoạch tơ lụa chính. Vụ hè (som ertiịt)

thu hoạch vào các tháng Tư và Năm; cho sản lượng khoảng 1.500 đến 1.600

picu l (khoảng 90 tấn) tơ sống kèm theo khoảng 5.000 đến 6.000 tấm lụa. Vụ

đông ( w intertijt) thu hoạch vào các tháng Mười và Mười một, cho sản lượng

bằng khoảng 1 /2 vụ hè. Do đặc điểm thu hoạch như vậy, thương nhân ngoại quốc thường đến bn bán với Đàng Ngồi vào đầu mùa hè và cố gắng dong thuyền đi N hật Bản vào cuối mùa gió nồm nam (D agh-register Batavia 1 6 3 6 : 6 9 -7 4 ; Valentyn 1724-1726 ( 3 ) : 6 ).

Phẩn lớn các sản phẩm tơ sống Đ àng Ngoài thế kỷ X V II là loại tơ vàng. Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở chỗ đặc điểm của cây dâu, tằm, và khí hậu nhiệt đới. Giống tằm Đàng Ngồi thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và có thể nhả tơ trong điểu kiện thời tiết oi bức của mùa hè. T u y nhiên, đây là giống tằm chủ yếu cho loại tơ vàng ( bogy) - thứ tơ không

được ưa chuộng trên thị trường N hật Bản nên thường có giá thành thấp. T ron g m ột số thời điểm khi nhu cầu về tơ lụa cho xuất khẩu lên cao, thương nhân ngoại quốc nhận thấy người Đàng Ngồi tìm cách nhập khẩu từ Trung Q uốc giống tằm cho loại tơ trắng - loại tơ có giá thành cao. T u y nhiên, loại tằm này thường chỉ nhả tơ trong điều kiện khí hậu mát mẻ của mùa thu, sản lượng tơ vi th ế khơng cao vì vào thời điểm này dâu tằm ở Đàng Ngồi đã vào cuối vụ (R ichard 1811: 7 4 0 ).

Những ghi chép của người phương T ây cho thấy sản lượng tơ lụa sản xuất hàng năm tại Đàng Ngoài đã tăng lên đáng kể trong nửa đẩu thế kỷ XV II.

Một phần của tài liệu Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 2 (Trang 49 - 52)