Sự HỘI NHẬP NỬA VỜI CỦA Đại Việt trong thế kỷXV II?

Một phần của tài liệu Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 2 (Trang 61 - 66)

D i/ừ ng narrti: Lộ trinh tử Vân Nam Đ ư ờ n g i.jc : L ộ trinh từ Q u ả n g Đ ôog

4.Sự HỘI NHẬP NỬA VỜI CỦA Đại Việt trong thế kỷXV II?

Những phân tích chi tiết trên đảy cho thấy sự phát triển của lịch sử Đại Việt trong thế kỷ X V II đã bị quốc tế hóa một cách khá rõ nét.

Là m ột quốc gia nằm ven bờ tây Thái Bình Dương; là cửa ngõ ra biển (Đ ông ) của các tộc người sống ở sườn tây dãy Trường Sơn (Lào, M iên) và là cẩu nối giữa vùng nam Trung Quốc với thế giới Đông Nam A... từ khoảng Cơng ngun, Việt Nam đã có vị trí và vai trị khá quan trọng trong hệ thống thương mại khu vực Đông Á chạy qua Biển Đông (L i Tana 2006: 83-102; W hitm ore 2 0 0 6 : 103-122; Hoàng Anh Tuấn 2008b : 1-16). Thương mại, nhất là hải thương, trong thực tế khơng hồn toàn bị o bế dưới các triều đại Lý (1 0 1 0 - 12 2 5 ) và Trắn (1225 - 1400). Những nghiên cứu gần đây cho thấy thương nhân ngoại quốc vẫn được phép vào sâu trong lãnh thổ Đại V iệt.22 Sau m ột vài thập kỷ có phần bị thắt chặt dưới triều Lê Thánh Tông (cuối thế kỷ X V ); ngoại thương lại được nới lịng nên có điều kiện phục hồi vào những năm đấu dưới triều Mạc (1 5 2 7 - 1592).

Sự cời mở đối với ngoại thương tiếp tục được duy trì trong phẩn lớn thế kỷ X V II. T ại Đàng Trong, các chúa Nguyễn thể hiện m ột tầm nhìn phóng khống đối với ngoại thương và có chính sách cụ thể nhằm biến Hội An thành cảng thị sầm uất, phục vụ đắc lực cho chiến lược lãnh thổ. Ở Đàng Ngoài, dù chậm trễ hơn họ Nguyễn, các chúa Trịnh vần tiếp tục duy trì cái nhìn tương đối cởi m ở đối với ngoại thương và thương nhân nước ngoài trong khoảng tám thập niên đầu của thế kỷ X V II. Không chỉ cho phép thương nhân ngoại quốc đến buôn bán, triều đình Lê - Trịnh cịn cho phép họ lập thương điếm để lưu trú và buôn bán tại kinh thành - một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử quốc gia Đại V iệt từ thời độc lập. Bản thân Chúa (và quan lại) cũng công khai tham gia vào hoạt động kinh doanh: nhận bạc để giao tơ lụa, cử người mang hàng hóa theo tàu Hà Lan sang Nhật Bản bán, phái sứ đoàn sang Batavia thương thuyết việc nhượng bộ thương mại để xây dựng liên minh quân sự với v o c . . .

Sự cởi mở - bất luận tự nguyện hay khiên cưỡng - của các tập đoàn phong

kiến Trịnh và Nguyễn chính là cơ sở để Đại Việt từng bước hội nhập vào hệ

thống thương mại quốc tế thế kỷ X V II, và rộng hơn là vào q trình tồn cầu hóa cận đại sơ kỳ. Sự hội nhập đã diễn ra trên cơ sở của cả các nhân tó nội sinh (nhu cầu tiền bạc và vũ khí của các tập đồn phong kiến, sự phát triển cùa kinh tế thủ công nghiệp) và ngoại sinh (sự mở rộng của thương mại thế giới và q trình tồn cấu hóa cận đại sơ kỷ). Những phân tích ờ các phấn trên cho thây sự mở rộng của nến kinh tế hàng hóa Đàng Ngồi trong thế kỳ X V II phụ thuộc rất nhiểu vào hệ thống hải thương quốc tế. Người Đàng

Ngoài sẽ chẳng bao giờ sản xuất ra nhiều tơ lụa (và trong một chừng mực nào đó là gốm sứ23) đến thế nếu như khơng có nguồn bạc lên đến hàng trăm ngàn lạng đổ vào hàng năm qua thương thuyền Hà Lan (chưa tính đến số lượng bạc do người Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Anh, X iê m ...) đứa vào. T ại Nhật Bản, cho đến đẩu thập niên 1660, tơ lụa Đàng Ngoài h ết sức phổ biến với người tiêu dùng Nhật. Theo ghi chép của thương điếm Hà Lan tại Deshima, trong giai đoạn lợi nhuận cao (1 6 4 1 - 1654); sản lượng tơ lụa Đàng Ngoài chiếm tới 68% tổng số tơ lụa do v o c nhập khẩu vào Nhật Bản. Với khung lợi nhuận ln đạt trung bình 130% , tơ lụa Đàng Ngồi

đóng góp tới 71% vào tổng số lãi ròng mà thương điếm Deshima thu được trong giai đoạn 1641-1654 (H oàng Anh Tuấn 2 0 0 6 ).

Tuy nhiên, tương tự như nhiều dân tộc phương Đ ông khác, sự hội nhập của Đại V iệt vào hệ thống kinh tế thế giới giai đoạn cận đại sơ kỳ không diẻn ra một cách trọn vẹn. Do vậy, mặc dù đã xuất hiện nhiều biến chuyển rõ nét, kinh tế - xã hội Đại Việt đã khơng thể có được m ột sự thay đổi mang tính đột

phá nào. Ở Đàng Trong, sau khoảng một thế kỷ hưng thịnh, từ đấu thế kỷ X V II ngoại thương ngày càng sa sút. Ở Đàng Ngoài, nền ngoại thương cũng đã bắt đầu suy thoái từ đẩu thập niên 1660, suy giảm sâu trong khoảng ba thập niên tiếp theo và cơ bản suy tàn vào những năm cuối cùng của thế kỷ X V II. Trong khi đó, m ột sổ quốc gia Đơng Á đã tận dụng được sự hội nhập vào q trình tồn cầu hóa cận đại sơ kỳ để tạo ra đà phát triển vững chắc trong những thế kỷ tiếp theo. Nhật Bản tận dụng sự giàu có vể tiển tệ kim loại trong thế kỷ X V II để gây dựng nén kinh tế hàng hóa vững chắc (các ngành sản xuất tơ lụa, mía đường, khai khoáng...) trong thế kỷ X V III-X IX , kết hợp với tinh thần học hịi khoa học và cơng nghệ châu Âu (H à Lan học) để làm tiền đề cho cải cách Minh T rị, đưa Nhật Bản phát triển vững chắc trong thế kỷ X X . Trung Quốc tiếp tục hội nhập mạnh với thế giới trong thế kỳ X V III để phát triển: kinh tế nông nghiệp (những giống cây lương thực mới được du nhập từ tân thế giới) đưa đến sự bùng nổ dân số và sự kết hợp với việc mở cửa nền ngoại thương (từ sau năm 1 6 8 4 ) để hút các nguổn kim loại quý vào phục vụ sự ổn định và phát triển của nền kinh tế cho đến đầu thế kỷ X IX . Nước Xiêm cũng phần nào kết hợp được giữa thương mại và khoa học, kỹ thuật phương Tây, cùng với nhãn quan chính trị linh hoạt của tầng lớp lãnh đạo để vượt qua được những nguy cơ tụt hậu và bị thực dân hóa trong giai đoạn cận đại và hiện đại.

Sự hội nhập nửa vời của Đại V iệt trong thế kỳ X V II có thể được nhìn nhận từ hai nguyên nhân chính. Trên phương diện nội tại của vương quốc, tẩm nhìn hướng ngoại có phần cời mở của các tẩng lớp thống trị trong phẩn lớn thế kỷ X V II chưa thực sự xuất phát trên cơ sở nhận thức m ột cách tự nhiên,

mà chịu sự chi phối khá lớn từ bối cảnh chính trị (nội chiến dẫn đến nhu cầu vê' tài chính và khí tài). Những nghiên cứu về quan hệ giữa Đàng Ngồi với Cơng ty Đ ỏng Ấn Hà Lan cho thấy quan hệ bang giao giữa triều đình Lê - Trịnh với Batavia xấu đi rất nhanh sau khi cuộc nội chiến Đàng Trong - Đàng Ngoài chấm dứt vào năm 1672. M ặc dù phủ Chúa vẫn tiếp tục duy trì quan hệ (thông thư và quà biếu) thêm gẩn hai thập kỳ, thái độ cởi mở trước đây đã khơng cịn nữa. T ừ khi chúa Trịnh Căn lên ngôi (năm 1682), người Hà Lan còn thường xuyên bị dọa trục xuất khịi kinh đơ Kẻ Chợ mỗi khi không đáp ứng được những yêu cầu vế quà biếu và cung cấp đồ quý hiếm cho Chúa. T ron g các năm 1693 và 1694, giám đốc và nhân viên thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ còn bị Chúa bắt giam chỉ vì Batavia khơng kịp gửi đến những món hàng xa xỉ mà Chúa đặt mua hoặc thương điếm từ chối cho thế tử vay tiề n ...(H o à n g Anh Tuấn 2 0 0 7 c : 120). Rõ ràng là, thái độ của tầng lớp cai trị Đàng Ngoài đã thay đổi rõ rệt sau khi cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn chấm dứt vào năm 1672. Ở Đàng Trong; thái độ của các Chúa Nguyễn nhìn chung mềm mại hơn bởi Đàng Trong phụ thuộc vào hoạt động ngoại thương không phải chỉ trên lĩnh vực quân sự mà cả kinh tế. Trong bổi cảnh vùng đất phía nam chưa được khai phá triệt để; chúa Nguyễn còn phải dựa vào thương nhân ngoại quóc (nhất là thương nhân Đông Nam Á ) để thu mua thóc gạo từ X iêm hoặc Cao M iên phục vụ nhu cầu tiêu dùng của vương quốc (Hoàng Anh Tuấn 2008a). Tuy nhiên, những biến động chính trị của Đàng Trong từ khoảng giữa thế kỷ X V III cũng như những thay đổi mạnh từ bối cảnh thương mại quốc tế khiến cho quá trình hội nhập của Đàng Trong vào quỹ đạo kinh tế khu vực và quốc tế cũng đi vào suy thoái nghiêm trọng.

Trẻn phương diện khu vực và quốc tế; sự hội nhập của Đại Việt thế kỷ X V II chịu sự chi phối rất lớn từ cấu trúc thương mại khu vực Đông Á cũng như các tuyến thương mại đường dài. T ơ lụa bắc nhịp cầu kết nối Đàng Ngoài với mạng lưới thương mại khu vực, biến Đàng Ngồi thành một mắt xích trong hệ thống thương mại Nội Á của C ông ty Đông Án Hà Lan và nhiều thê lực thương mại khác. Vì vậy, một khi tơ lụa Đàng Ngồi khơng thể cạnh tranh được với sản phẩm đến từ Bengal (Ắ n Đ ộ ), vị trí của Đàng Ngồi trong mạng lưới thương mại khu vực lập tức bị thay thế (gốm sứ Đàng Ngoài những năm đầu của thập niên 1680 cũng chịu chung số phận sau khi gốm sứ Trung Q uốc tràn ngập thị trường Đông Nam Á kể từ sau năm 1 6 8 4 ).24 T ừ cuối thế kỷ X V II, đẩu th ế kỷ X V III; sự chuyển dịch cơ cấu thương phẩm của nển hải thương quốc tế còn diễn ra mạnh hơn khi các loại thương phẩm nổi tiếng của phương Đ ông là tơ lụa và hương liệu dẩn bị thay thế bằng các sản phẩm khác như chè; gốm sứ, cà p h ê. . . 25 Trong bối

cảnh đó; tơ lụa của Đàng Ngoài - vốn đã mất thị trường Nhật Bản từ nửa cuối th ế kỷ X V II - lại mất luôn thị phấn khiêm tốn tại m ột số thị trường châu Âu (H à Lan, A nh). T ừ sau năm 1700, thương nhân phương Tây hầu như khơng cịn ghé thăm Đàng Ngồi nữa. Cùng lúc đó, vương quốc của họ T rịn h cũng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng kinh tế nông nghiệp và khởi nghĩa nông dân. Tại Đàng Trong; đặc điểm trung chuyển của Hội An tiếp tục được duy trì trong m ột thời gian nhất định của thế kỷ X V III. T u y nhiên, sự hấp dẫn của H ội An với tư cách là trung tâm trao đổi (tơ lụa Trung Q uốc và lâm thổ sản vùng Đông Dương...) đã khơng cịn trong th ế kỷ X V III, kèm theo đó là những bất ổn chính trị khiến cho vương quốc của họ Nguyễn cũng ngày càng mất vị trí trong hệ thống thương mại khu vực. Với sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa nông dân T ây Sơn cuối th ế kỷ X V III, quá trình gẩn hai trăm năm hội nhập thương mại của Đàng T ron g cũng cơ bản chấm dứt.

5 . T h a y c h o l ờ i k ể t

Trong bối cảnh ngày càng nhiều những nghiên cứu mới trên cơ sở những nguồn tư liệu mới được khai thác và sự phổ biến của các khuynh hướng sử

học toàn cẩu (global history), sử học so sánh (com parative history)... việc định vị lịch sử dân tộc trong bối cảnh khu vực và quốc tế ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong thực tế, lịch sừ phát triển của m ột dân tộc khơng nằm ngồi quy luật vận động chung của khu vực và thế giới. Những nghiên cứu gần đây cho thấy lịch sử V iệt Nam từ Công nguyên luôn phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với các biến chuyển của khu vực Đơng Á (H ồng Anh Tuấn 2 0 0 8 b ). Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ X V I trở vể sau, quốc gia Đại V iệt tiếp tục quá trình dự nhập (bất luận chủ động hay thụ động) vào hệ thống kinh tế thế giới26 như đã được phân tích ở những phẩn trên của bài viết.

Những phân tích về sự hội nhập (dù không trọn vẹn) của Đại V iệt vào nền kinh tế thế giới cũng như sự chi phối của kỷ nguyên thương mại và quá trinh tồn cầu hóa đến sự m ở rộng của nền kinh tế hàng hóa và biến chuyển xã hội - văn hóa của Đại V iệt có thể là một tiền đề để các nhà sử học V iệt Nam có thể nghĩ đến việc xác lập một (tiểu) giai đoạn "cận đại sơ kỳ” trong lịch sử dân tộc - giai đoạn mang tính quá độ, trước khi bước sang thời kỳ “cận đại” vào năm 1858. Trong những năm gẩn đây, sự phân kỳ lịch sử V iệt Nam đã thu hút được khá nhiều tranh luận từ các nhà khoa học quốc tế. Bản thân m ột số nhà V iệt Nam học nước ngoài cũng đã chỉ ra những tồn tại nhất định

trong việc phân kỳ lịch sử Việt Nam giai đoạn “tiền cận đại”; đóng thời khẳng định sự cần thiết phải định vị vị trí của Đại V iệt trong bối cảnh khu vực Đông Á giai đoạn "cận đại sơ kỳ”.27

Tuy nhiên, vấn đề có tính chất lý thuyết đó cần được đầu tư thêm thời gian

và công sức nghiên cứu trong thời gian tới. Bời lẽ; sau một quá trình hội nhập tương đối sơi động trong thế kỷ X V II (và m ột phẩn thế kỷ X V III ở Đàng T ro n g ), trong giai đoạn từ giữa thế kỷ X V III đến giữa thế kỷ X IX , Đại V iệt gần như quay trở lại với các đặc điểm truyền thống vốn có. Dù sao mặc lịng, việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ X V I trở đi cũng nên được đặt trong thế đối sánh với các khuynh hướng phát triển của khu vực và quốc tế để có thể hiểu sâu và kỹ hơn bản chất của những biến chuyển kinh tế, xã hội, văn hóa trong thời kỳ này. Hay nói m ột cách đơn giản hơn nhưng có phần hinh tượng, nghiên cứu lịch sử dân tộc cũng cần

được “quốc tế h óa”, nên được “nhìn tồn cầu” và “nghĩ toàn cẩu”.

Chủ giải m ỏ t số đơn vi đo lường:

Tiền tệ: 1 lạng (ta e l) bạc 1 quan tiến 1 lạng (ta e l) bạc Trọng lượng 1 picul (tạ) 1 cattỵ (cân ) 1 tael (lạng) = 1 /1 0 nén ( b a r) bạc = 10 maas = 100 conderin

= 3 guilders 2 stuivers (trước 1636) = 2 guilders 17 stuivers (1 6 3 6 -1 6 6 6 ) = 3 guilders 10 stuivers (1 6 6 6 -1 7 4 3 ) = 10 tiền = 6 0 0 đổng

~ 2.000 đổng (tiền trinh) (trước thập niên 1650) ~ 6 0 0 -8 0 0 đổng (tiền trinh) (trong hai thập niên 1650 và 1660) - 2 .0 0 0 -2 .2 0 0 đổng (tiền trinh) (giai đoạn 1 6 7 0 -1 7 0 0 ) = 100 cattỵ ~ 60 kg = 16 taels = 600 gr = 37,5 gr

Chú thích

1 Trích bài trả lời phỏng vấn của GS.TS. Vincent J.H . Houben (Đại học Humbolt, Đức) có tựa để: “Việt Nam trong dịng lịch sử Đơng Nam Á” đăng trên trang B B C Việt ngữ, tháng 1 năm 2009.

2 N h ữ n g n g u ồ n tư liệ u lư u trữ p h ư ơ n g T â ỵ sử d ụ n g tr o n g b à i v iế t đ ư ợ c khai t h á c

chủ yếu từ kho tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan (v o c ) về Đàng Ngoài tại Lưu trữ Quốc gia Hà Lan (Nationaal A rchieí) ở thành phố Den Haag (được ký hiệu chung là NA v o c 1.04.02) và kho tư liệu của Công tỵ Đông Ấn Anh vể Đàng Ngồi tại Phịng Ấn Độ và Phương Đơng ( o i o c ) thuộc T h ư viện Q uốc gia Anh (British Librarỵ) ở Luân Đ ôn (được ký hiệu chung là BL O IO C G /1 2 / 1 7 ) .

3 Nhiều ý kiến cho rằng phần lớn các khu vực thuộc châu Phi bước vào thời kỳ cận đại sơ kỳ từ khoảng đầu thế kỷ X V II (Cleveland 2004: 3 7 -5 6 ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Chẳng hạn, có thế xem vấn đề tồn cầu hóa qua trường hợp khảo cứu quan hệ thương mại sôi động giữa Amsterđam (H à Lan) và Lisbon (B ồ Đào Nha) qua cơng trình nghiên cứu của Cátia Antunes (Antunes, 2 0 0 4 ). Về lịch sử châu Âu giai đoạn này, có thế xem thêm cơng trình do Pamela H. Smith và Paula Pindlen chủ biên (Sm ith and Findlen 2 0 0 2 ).

5 Xem, chẳng hạn, định nghla về tồn cầu hóa {globalixation) trong bộ từ điển

W ebster.

6 Xem, chẳng hạn, định nghĩa vế tồn cầu hóa dưới góc nhìn nhân học văn hóa trong bộ từ điển khoa học Britannica.

7 Vể đại thể, cách phân kỳ tồn cầu hóa trong bộ sách của David Held được tính như sau: Tiên cận đại (premodern globalization): các dòng thiên di cùa người hiện đại đến các khu vực Ấn - Âu và sang châu Mỹ, khoảng 10.000 T C N ; Cận

đ ạ i s ơ k ỳ ( e a r l y m o d e r n g l o b a l i z a t i o n ) : k h o ả n g 1 5 0 0 - 1 8 5 0 ; C ậ n đ ạ i ( m o d e r n

globalization): khoảng 1850 -1 9 4 5 ; Đương đại (contemporary globalization): từ 1945 trở vê' sau (Held 1999: 418 - 421).

8 Trong số rất nhiều cơng trình nghiên cứu về kỷ nguyên thương mại vả vấn đề

tồn cẩu hóa cận đại sơ kỳ trong vài thập kỷ trở lại đây, có thể xem cơng trình

Một phần của tài liệu Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 2 (Trang 61 - 66)