Yếu tố pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan đến quản lý và sử dụng lao động nói chung và đặc biệt tuyển dụng nhân lực nói riêng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơng tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp.
Mỗi quốc gia khác nhau đều có các quy định khác nhau về quản lý, thuê mướn, sử dụng lao động. Vì vậy, các nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các quy định mang tính quốc gia và quốc tế có ảnh hưởng tại địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở và thực hiện hoạt động tuyển dụng nhân lực.
Các nội dung được quy định trong các văn bản pháp quy có liên quan đến tuyển dụng nhân lực có thể kể đến bao gồm: Quy định về việc ngăn cấm đối xử trong thuê mướn lao động, việc tạo cơ hội bình đẳng về việc làm, chính sách, đạo luật cấm phân biệt giới tính, phụ nữ mang thai, dân tộc thiểu số, tôn giáo, tuổi tác, người khuyết tật, người nhập cư, quy định về các công việc không sử dụng lao động trẻ em, quy định đối với công việc không sử dụng lao động nữ,...
Pháp luật liên quan đến tuyển dụng nhân lực là nhân tố ảnh hưởng buộc doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo không vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Điều này địi hỏi những người thực hiện cơng việc tuyển dụng phải nghiên cứu và nắm vững các quy định có liên quan.
Ở Việt Nam, Luật Việc làm (hiệu lực thi hành từ 01/01/2015), Bộ luật Lao động 2012 và các Nghị định hướng dẫn là các quy định cụ thể của pháp luật về tuyển dụng nhân lực ở nước ta.
Cụ thể Bộ luật Lao động 2012 có quy định một số vấn đề có liên quan địi hỏi nhà tuyển dụng phải tuân thủ, như:
- Quy định về người lao động: Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Quy định này là cơ sở để nhà tuyển dụng thỏa thuận với ứng viên về quyền và nghĩa vụ trong quá trình làm việc.
- Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm: Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hơn nhân, tín ngưỡng, tơn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động cơng đồn; lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật; sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
- Quy định về quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động: người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Quy định về hợp đồng lao động: Hình thức hợp đồng, nguyên tắc giao kết, nghĩa vụ giao kết, nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết, những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động, các loại hợp đồng lao động, nội dung hợp đồng, phụ lục hợp đồng, thử việc, thời gian thử việc, tiền lương thử việc, kết thúc thử việc.
- Quy định về cho thuê lại lao động: Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.
- Quy định về tiền lương: Mức lương tối thiểu, kỳ hạn trả lương,... là cơ sở để nhà tuyển dụng thỏa thuận lương và chính sách đãi ngộ với ứng viên.
- Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Quy định đối với lao động nữ.
Hộp 1.1. Ví dụ quy định của Bộ luật Lao động về sử dụng lao động chưa thành niên
Chương XI - Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác.
Mục I - Lao động chưa thành niên.
Điều 119
1- Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu.
2- Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên.
Điều 120
Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Điều 121
Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.