- Chính sách tuyển dụng của chúng tơi thu hút và phát triển những con người có Tâm Tài Đức với nghề.
2.3.3.3. Lựa chọn quy trình tuyển dụng
Lựa chọn quy trình tuyển dụng là quá trình cân nhắc để đưa ra quyết định về các bước công việc được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu
tuyển dụng nhân lực đã xác định. Với quy trình tuyển dụng nhân lực khung đã được xác lập tại chính sách tuyển dụng, bộ phận chức năng sẽ thiết kế quy trình chi tiết phù hợp với đối tượng tuyển dụng xác định. Quy trình tuyển dụng chi tiết này đơn giản hay phức tạp thể hiện chủ yếu trong việc tổ chức thi tuyển. Thơng thường đối với những vị trí hay chức danh cơng việc có tiêu chuẩn tuyển dụng ở mức độ cao thì quy trình thi tuyển càng đòi hỏi nhiều khâu, nấc sàng lọc hơn.
Xác định tỷ lệ sàng lọc khi đi qua mỗi bước của quy trình tuyển dụng là cơ sở quan trọng để đưa ra những phương pháp "thách thức" đối với ứng viên hay độ khó của những thách thức đó. Mục tiêu tuyển dụng đã xác định, quy trình sàng lọc là các cơng việc được thực hiện để đạt được mục tiêu đó với các bước: Sàng lọc ban đầu (thư ứng tuyển, phỏng vấn sơ bộ); Sàng lọc chuyên sâu (trình độ, kinh nghiệm, đặc điểm cá nhân...); Kiểm tra thể lực...
Xác định phương pháp tuyển dụng có thể được sử dụng để đạt được tỷ lệ sàng lọc mong muốn đó là:
Thi viết, là một phương pháp tuyển chọn ứng viên theo cách thức
ứng viên trả lời những câu hỏi đã được soạn trước trong bài thi thông qua dạng trắc nghiệm hoặc tự luận. Phương pháp này có thể giúp dự đoán một cách hiệu quả về kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn và những kiến thức liên quan cũng như khả năng ở những phương diện khác nhau như khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng diễn đạt... của ứng viên. Ưu điểm của phương pháp này là không mất nhiều thời gian, hiệu suất cao, cùng một lúc đánh giá được nhiều ứng viên, kết quả đánh giá cũng tương đối khách quan. Tuy nhiên, thi viết cũng có những hạn chế nhất định như khơng thể đánh giá được tồn diện các mặt như: thái độ, phẩm chất đạo đức, tính cách, khả năng quản lý tổ chức, khả năng diễn đạt bằng lời và kỹ năng thao tác của ứng viên. Vì thế, sau khi thi viết có thể tiếp tục tiến hành các phương thức đánh giá khác như phỏng vấn hay mơ phỏng tình huống.
Phỏng vấn, là phương pháp mà ứng viên phải giao tiếp với nhà tuyển dụng bằng lời nói (thơng thường là tiếp xúc trực tiếp, một số trường hợp là gián tiếp - như phỏng vấn qua điện thoại). Người tiến hành tuyển dụng căn cứ vào biểu hiện của ứng viên để quan sát, phân tích mức
độ chính xác trong câu trả lời và các hành vi mà ứng viên biểu hiện ra bên ngoài để tiến hành đánh giá tổng hợp về ứng viên đó. Phỏng vấn có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyển chọn ứng viên: Tạo cơ hội cho người tiến hành tuyển dụng quan sát ứng viên; Hiểu rõ được kinh nghiệm, tri thức, khả năng cũng như hứng thú, sở thích của ứng viên; Tạo cơ hội để ứng viên tìm hiểu doanh nghiệp và một số thơng tin có liên quan đến cơng việc.
Ngồi ra, tùy thuộc từng đối tượng tuyển dụng mà các phương pháp tuyển dụng có thể lựa chọn như: phương pháp thi thực hành, phương pháp trắc nghiệm tâm lý, phương pháp thi tay nghề, phương pháp mơ phỏng tình huống…