Quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 60 - 63)

- Bảo hiểm thất nghiệp: Quy định chính sách bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo phù hợp với tình hình mới, thực hiện tốt mục tiêu nhanh chóng

2.2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực

Quy trình xây dựng kế hoạch tuyển nhân lực có thể áp dụng đó là các dạng: quy trình trên xuống, quy trình dưới lên hay quy trình hỗn hợp.

Tham gia vào quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp gồm có nhà quản trị cấp cao, bộ phận trực tiếp sử dụng nhân lực và bộ phận nhân lực. Trong đó, bộ phận nhân lực là bộ phận trung gian, đóng vai trị kết nối giữa nơi có nhu cầu tuyển dụng nhân lực và nơi ra quyết định tuyển dụng nhân lực. Tùy thuộc vào tính chất hoạt động kinh doanh và cấu trúc tổ chức doanh nghiệp mà lựa chọn quy trình tuyển dụng nhân lực phù hợp bởi mỗi quy trình đều có lợi điểm và yếu điểm. Sau đây, xin giới thiệu một số đặc điểm của từng quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực:

Hình 2.1. Quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực

Quy trình dưới lên:

Bước 1: Các đơn vị thành viên/Phịng ban/Bộ phận chức năng xác định nhu cầu tuyển dụng và lập kế hoạch tuyển dụng nhân lực của bộ phận. Nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng bộ phận được chuyển cho bộ phận phụ trách công tác nhân sự của doanh nghiệp. Trong văn bản đề nghị nhu cầu tuyển dụng nhân lực được xác lập chứa đựng những thông tin thiết yếu về nhu cầu tuyển dụng với từng chức danh, bao gồm số lượng, tiêu chuẩn, thời điểm... tuyển dụng.

Bước 2: Bộ phận phụ trách công tác nhân sự tập hợp nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng của các đơn vị thành viên/phòng ban/bộ phận chức năng thành một báo cáo chung nhu cầu tuyển dụng nhân lực và kế hoạch tuyển dụng nhân lực trình ban giám đốc xem xét kèm theo phiếu đề nghị, kế hoạch của các đơn vị. Kế hoạch tuyển dụng chung thể hiện bức tranh tổng thể nhu cầu tuyển dụng. Nhìn vào bức tranh đó nhà quản trị khơng chỉ thấy những con số đơn lẻ mà còn gợi ý những phương án tuyển dụng hay luân chuyển nội bộ giữa các bộ phận/phòng ban trong doanh nghiệp.

Bộ phận phụ trách nhân sự Bộ phận trực tiếp sử dụng nhân lực Quản trị cấp cao Q u y t n h từ tr ên xu ốn g Q u y t rìn h từ ới l ên

Bước 3: Ban giám đốc căn cứ vào dữ liệu thực tế, xem xét và duyệt nhu cầu tuyển dụng và kế hoạch tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp (bao gồm cả chỉ tiêu tuyển dụng, yêu cầu về trình độ...).

Quy trình trên xuống:

Bước 1: Căn cứ vào chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hoặc các yếu tố khác phát sinh trong quá trình quản trị nhân lực, ban giám đốc xác định nhu cầu tuyển dụng và kế hoạch tuyển dụng nhân lực của toàn doanh nghiệp (chi tiết đến nhu cầu tuyển dụng của từng đơn vị/phịng ban) chuyển cho bộ phận phụ trách cơng tác nhân sự.

Bước 2: Bộ phận phụ trách nhân sự chi tiết hóa và chuyển thơng tin đến các bộ phận liên quan kế hoạch tuyển dụng nhân lực, phân công công việc và các yêu cầu tham gia thực hiện kế hoạch.

Bước 3: Các phòng ban/bộ phận tiếp nhận nhu cầu, triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân lực theo phân công.

Ví dụ: Ở tình huống 2.1, nhu cầu tuyển dụng của nhà máy Quảng Ngãi thuộc công ty ABC được xác định theo quy trình trên xuống trên cơ sở dự án vận hành nhà máy đã được phê duyệt. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là mỗi quy trình được thực hiện một cách cứng nhắc mà cần có ý kiến phản hồi trong xây dựng kế hoạch tuyển dụng để đảm bảo tính hợp lý, khả thi.

Hiện nay, để phát huy ưu điểm của cả hai quy trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng kết hợp hai quy trình trên xuống và dưới lên. Theo đó, kế hoạch tuyển dụng thường được xác định theo cách "2 lên 1 xuống" có hoặc "2 xuống 1 lên" có nghĩa là có sự trao đổi thơng tin, tham khảo ý kiến giữa nhà quản trị cấp cao với đơn vị trực tiếp có nhu cầu tuyển dụng trước khi mọi thứ được ấn định. Với cách này tổ chức/doanh nghiệp đã phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực. Mặc dù vậy, vẫn rất cần có một quy định chặt chẽ về thời gian phản hồi thông tin giữa các khâu, các nấc để tránh tình trạng bị ảnh hưởng tới tiến độ, thời gian. Cũng cần lưu ý rằng, sản phẩm của quá trình này mới chỉ là những phác họa ban đầu của bức tranh tuyển dụng nhân lực, từ những nét cơ bản đó bộ phận nhân sự và các đơn vị liên quan tiếp tục cụ thể hóa những nét chính của bức tranh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)