Phương pháp phân tích nhu cầu tuyển dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 63 - 65)

- Bảo hiểm thất nghiệp: Quy định chính sách bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo phù hợp với tình hình mới, thực hiện tốt mục tiêu nhanh chóng

2.2.3.1. Phương pháp phân tích nhu cầu tuyển dụng

Các phương pháp phù hợp là phương pháp dành cho khoa học dự báo, trong đó một số phương pháp phù hợp với dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân lực đó là:

- Phương pháp Delphi: Là phương pháp được sử dụng tương đối phổ biến trong kỹ thuật dự báo ở rất nhiều ngành/lĩnh vực khoa học khác nhau. Phương pháp này được sử dụng để dự báo nhu cầu nhân lực cần tuyển của doanh nghiệp dựa trên ý kiến của chuyên gia nhân sự trong doanh nghiệp, của các nhà quản trị cấp trung gian ở những bộ phận chức năng, các trưởng đơn vị. Dựa vào đánh giá của họ về tình hình tổ chức trong tương lai, điều kiện kinh tế, xã hội của tổ chức, với kinh nghiệm mà họ đã từng tích lũy được sẽ đưa ra phương án dự đoán cầu nhân lực của tổ chức và nhu cầu nhân lực cần tuyển trong thời kỳ kế hoạch.

- Phương pháp phân tích xu hướng: Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp trong thời kỳ kế hoạch như: số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ; doanh số bán ra; ước tính những thay đổi về kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của tổ chức; các xu hướng tuyển dụng của công ty trong một vài năm… so với thời kỳ hiện tại, ước tính cầu nhân lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức thời kỳ kế hoạch. Từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu nhân lực cần tuyển dụng.

Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực may mặc phân tích các số liệu sau nhiều năm hoạt động cho thấy, kim ngạch xuất khẩu cứ tăng 1000 USD trong điều kiện kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn và tỷ lệ nhảy việc là 15% thì nhu cầu nhân lực trực tiếp sẽ tăng 0,1 người. Căn cứ vào xu hướng này, công ty khơng q khó để xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong năm kế hoạch.

Như vậy, có thể thấy khi áp dụng phương pháp này cơng việc dự đốn nhu cầu nhân lực được thực hiện một cách dễ dàng nhưng ước lượng thường ít chính xác, chủ yếu dựa vào số liệu của thời kỳ trước đó và cũng như các yếu tố mơi trường khơng có sự thay đổi lớn.

- Phương pháp tỷ suất nhân quả: Phương pháp này xác định nhu cầu

nhân lực cần tuyển dựa vào khối lượng, quy mô sản xuất - kinh doanh và năng lực của một nhân viên với lưu ý rằng ta giả định năng suất lao động của một nhân viên là không thay đổi trong tương lai.

Ví dụ: Tại cơng ty thương mại ABC kinh doanh mặt hàng điện tử điện lạnh, trong 5 năm gần đây (2009 - 2013) có nhiều thăng trầm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Bằng những nỗ lực của đội ngũ nhà quản trị, đặc biệt là phương án thị trường ngách hợp lý nên trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng doanh số mặc dù không cao như trước nhưng vẫn ở mức trung bình, do đó đội ngũ nhân viên kinh doanh vẫn liên tục gia tăng. Doanh số thực hiện của công ty trong giai đoạn này tương đối khả quan (xem Bảng 2.1). Một số chỉ số quan trọng của cơng ty thương mại ABC đó là: Định mức doanh số của một nhân viên kinh doanh được xác định là 10.500 triệu đồng/năm; Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên kinh doanh là 10%; Tỷ lệ người nghỉ hưu là 0% (do nhân viên kinh doanh là đội ngũ nhân lực có độ tuổi khá trẻ).

Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh và nhân viên kinh doanh của công ty ABC

Doanh số Nhân viên kinh doanh STT Năm Số tiền (Tỷ đồng) Tốc độ tăng so với năm trước (%) Số nhân viên trong năm Tỷ lệ nghỉ việc (%) Số tuyển dụng trong năm 1 2009 1200,00 112,00 115 10 2 2010 1320,00 110,00 126 10 22 3 2011 1450,00 109,84 140 10 27 4 2012 1720,00 118,62 165 10 39 5 2013 2090,00 121,51 200 10 52 6 2014 2612,50 125,00 249 10 69

Theo dự báo tình hình kinh tế vĩ mô năm 2014, 2015 sẽ khởi sắc. Ban giám đốc cơng ty phân tích thơng tin mơi trường kinh doanh và thấy rằng tốc độ tăng trưởng doanh số của cơng ty cũng sẽ được cải thiện có thể đạt 125%. Phân tích quy mơ kinh doanh và các chỉ số liên quan trong điều kiện khơng có sự đột biến nào khác. Cho thấy các số liệu năm 2014 của cơng ty như sau:

Hộp 2.3. Ví dụ đối với phương pháp tỷ suất nhân quả để xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp

Ngoài các phương pháp nêu trên thì phương pháp tính theo năng suất lao động, phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên… cũng là những phương pháp mà doanh nghiệp thường sử dụng để dự báo nhu cầu nhân lực tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)