Xác định nguồn tuyển mộ và phương án thông báo tuyển dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 87 - 88)

- Chính sách tuyển dụng của chúng tơi thu hút và phát triển những con người có Tâm Tài Đức với nghề.

2.3.3.2. Xác định nguồn tuyển mộ và phương án thông báo tuyển dụng

- Tiêu chuẩn tuyển dụng với nhóm chức danh nhà quản trị.

- Tiêu chuẩn tuyển dụng với nhóm chức danh nhân lực hành chính. - Tiêu chuẩn tuyển dụng với nhóm chức danh nhân lực trực tiếp sản xuất.

- Tiêu chuẩn tuyển dụng với nhóm chức danh nhân lực trực tiếp kinh doanh.

- Tiêu chuẩn tuyển dụng với nhóm chức danh nhân lực trực tiếp cung ứng dịch vụ.

- …

2.3.3.2. Xác định nguồn tuyển mộ và phương án thông báo tuyển dụng tuyển dụng

Xác định nguồn tuyển mộ và phương án thông báo tuyển dụng là việc chỉ ra một cách chính thức nguồn tuyển mộ bên trong hay bên ngoài được tổ chức/doanh nghiệp lựa chọn và cách thức đưa thông tin tuyển dụng tới các nguồn đó.

Xác định nguồn tuyển mộ: Theo cách phân loại phổ biến, nguồn tuyển mộ của tổ chức/doanh nghiệp gồm có nguồn tuyển mộ bên trong (nguồn nội bộ) hay nguồn bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp. Nguồn tuyển mộ bên ngồi rất đa dạng có thể từ các cơ sở đào tạo, trung tâm giới thiệu việc làm, ứng viên tự do… Xác định nguồn tuyển mộ là việc tổ chức/doanh nghiệp lựa chọn xem đối với một vị trí cần tuyển dụng cụ thể đâu là nguồn tuyển mộ chủ yếu, nguồn tuyển mộ ưu tiên hay nguồn tuyển mộ không ưu tiên. Căn cứ để xác định nguồn tuyển mộ bao gồm: đặc điểm cơng việc của vị trí tuyển dụng, mức độ sẵn có của các nguồn, khả năng tiếp cận nguồn, kinh phí của tổ chức/doanh nghiệp…

Lựa chọn phương án thông báo tuyển dụng: Trong điều kiện phát triển công nghệ thơng tin như hiện nay có rất nhiều cách để đưa thơng tin tuyển dụng tới địa chỉ tuyển mộ tổ chức/doanh nghiệp đã lựa chọn. Dựa trên công cụ, phương tiện mà ứng viên từ nguồn tuyển mộ đó thường hay tiếp cận mà tổ chức/doanh nghiệp lựa chọn kênh thơng báo tuyển dụng.

Bên cạnh đó chi phí cho việc thơng báo tuyển dụng cũng là vấn đề tổ chức/doanh nghiệp thường quan tâm. Các thông số cơ bản phải làm của việc lựa chọn phương án thơng báo tuyển dụng đó là: tính thu hút, tính phù hợp và tính kinh tế. Ví dụ, khi nguồn tuyển mộ là lao động phổ thông, lao động nông thôn phương án thông báo tuyển dụng phù hợp là thông báo trên đài phát thanh trung ương và địa phương; cịn khi nguồn tuyển mộ là lao động có trình độ cao đẳng, đại học thì phương án thơng báo tuyển dụng phù hợp là tổ chức các chương trình liên kết với các cơ sở đào tạo, đăng thông báo trên website tuyển dụng…

Mục tiêu của phương án thơng báo tuyển dụng nhân lực đó là nhằm truyền tải tốt nhất nhu cầu tuyển dụng của tổ chức/doanh nghiệp đến thị trường lao động để từ đó thu hút ứng viên đến với tổ chức/doanh nghiệp. Xây dựng phương án thơng báo tuyển dụng bản chất là việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:

- Who: Đối tượng nhận thông tin thông báo tuyển dụng? - What: Nội dung thông báo tuyển dụng?

- Why: Mục tiêu thông báo tuyển dụng? - When: Khi nào cần thông báo tuyển dụng? - Where: Thông báo tuyển dụng ở đâu? - How: Cách thức thông báo tuyển dụng?

Sản phẩm của mỗi phương án thông báo tuyển dụng cụ thể của tổ chức/doanh nghiệp là bản thông báo tuyển dụng được thiết kế đầy đủ về mặt nội dung và thu hút về mặt hình thức được gửi đến đúng đối tượng tuyển mộ đã xác định bằng cách thức, phương tiện phù hợp. Trong thông báo tuyển dụng cần cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các thông tin về: tên và địa chỉ của doanh nghiệp, cách thức liên hệ; nội dung công việc, các yêu cầu về tiêu chuẩn điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ; các loại hồ sơ, thời gian, nội dung tuyển chọn... Công việc này doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê chuyên gia.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)