Hoạt động hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 54 - 57)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

2.2.1.6. Hoạt động hướng nghiệp

Theo UNESCO, hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp. Hoạt động hướng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động, đến chất lượng nguồn nhân lực xã hội. Hoạt động hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tác động của nhà trường bao gồm hướng nghiệp trước đào tạo, hướng nghiệp trong quá trình đào tạo và hướng nghiệp sau đào tạo. Hoạt động hướng nghiệp được thực hiện liên tục nhằm giúp cho người học nhanh chóng thích ứng với nghề và cũng để họ an tâm với nghề đã chọn. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định tiêu chuẩn tuyển dụng về kỹ năng hay kiến thức hay động cơ, thái độ của ứng viên tham gia tuyển dụng.

Ở Liên bang Nga, hướng nghiệp được thực hiện nhằm mục tiêu: Đảm bảo quyền tự chọn nghề của học sinh giúp các em tự thể hiện nhân cách trong điều kiện quan hệ thị trường; Tôn trọng hứng thú nghề nghiệp của con người cũng chỉ rõ nhu cầu của thị trường lao động; Khơng ngừng nâng cao trình độ thạo nghề của cá nhân như là điều kiện quan trọng nhất được thoả nguyện yêu cầu phát triển của con người trong lao động. Nhật Bản cũng là quốc gia sớm quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa học vấn

văn hố phổ thơng với kiến thức và kỹ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc học; có khoảng 27,9% số trường phổ thông trung học vừa học văn hố phổ thơng vừa học các mơn học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ khí, ngư nghiệp, cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ… Sau cấp 2 có đến 94% học sinh vào cấp 3, trong đó 70% học sinh theo học loại hình trường phổ thông cơ bản và 30% học sinh theo hướng học nghề. Tại Hàn Quốc, trong các loại hình trường phổ thơng, nội dung giảng dạy kỹ thuật - lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chương trình giáo dục. Hết cấp 2 học sinh sẽ đi theo hai luồng chính: phổ thơng và chuyên nghiệp. Các trường kỹ thuật nghề nghiệp tuyển sinh trước rồi mới chọn học sinh theo luồng phổ thơng. Ở nước Cộng hịa Pháp, nội dung giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học được phân hoá theo nhiều phân ban hẹp trong đó phần lớn là các ban kỹ thuật - công nghệ đào tạo kỹ thuật viên. Kế hoạch dạy học ở các chuyên ban kỹ thuật - công nghệ bao gồm nhiều mơn văn hố phổ thơng và kỹ thuật nghề nghiệp theo tỷ lệ khoảng 50/50. Việc cải cách chương trình giáo dục cơng nghệ ở Pháp nhằm hồn thiện hệ thống giáo dục kỹ thuật công nghệ ở tất cả các bậc học, làm cho nội dung giáo dục công nghệ phù hợp với từng giai đoạn giáo dục và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật... Trên nền tảng của hoạt động hướng nghiệp tốt nên ở các nước nêu trên, tỷ lệ lao động qua đào tạo, lực lượng lao động kỹ thuật trên thị trường lao động khơng rơi vào tình trạng "khan hiếm" hay việc "thừa thầy thiếu thợ" không xảy ra.

Ở nước ta, công tác hướng nghiệp dường như mới tập trung vào học kỳ cuối của trung học phổ thơng, mang nặng tính chất của chương trình tư vấn tuyển sinh. Mặc dù công tác hướng nghiệp đã bước đầu lôi kéo được sự tham gia của toàn xã hội song nếu đánh giá ở góc độ chun mơn vẫn chưa sâu và hiệu quả, không đúng thời điểm, thậm chí cịn mang tính hơ hào, hình thức. Học sinh, sinh viên theo học các hệ, các bậc thậm chí là cao học vẫn khơng thể trả lời được câu hỏi "tốt nghiệp sẽ làm gì", tình trạng thất nghiệp, chưa tìm được việc làm thì lại học tiếp diễn ra không hiếm. Hệ lụy tất yếu của thực tiễn này là học sinh chọn ngành sai, chọn nghề sai và chất lượng nhân lực bị ảnh hưởng, thị trường lao động luôn căng thẳng, ở đâu cũng thừa mà ở đâu lại cũng thiếu. Doanh nghiệp thì khơng kỳ vọng đọc được động cơ của ứng viên tham gia tuyển dụng

từ nguồn như vậy nên họ thường khơng q quan tâm đến tiêu chí này khi tuyển dụng nhân lực mới.

Bên cạnh hoạt động hướng nghiệp thì chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo cùng với cơ sở vật chất, chương trình, phương pháp và đội ngũ giáo viên… cũng quyết định đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, chất lượng của hệ thống giáo dục đào tạo cũng có ảnh hưởng chi phối đến chất lượng nguồn nhân lực và do đó nó sẽ là cơ sở để đưa ra quan điểm và phương án tuyển dụng của các thành phần trong nền kinh tế đó. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục quốc gia được tất cả các nước coi trọng.

Với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đại học của Mỹ đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tơn giáo, nhà từ thiện... Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường rất khốc liệt. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều. Tại Cộng hịa Séc, để đón trước cơ hội và thúc đẩy hội nhập thành công vào Liên minh châu Âu (EU), Séc đã xây dựng và hoàn thành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (tháng 12- 2000). Chiến lược này là một bộ phận cấu thành của chương trình Thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực. Trong các chiến lược thành phần, đáng chú ý có chiến lược phổ cập tiếng Anh, chiến lược cải thiện nhân lực hành chính cơng, chiến lược phát triển giáo dục đại học - cao đẳng và liên kết với hoạt động nghiên cứu, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, chiến lược phát triển học suốt đời... Ở Nhật Bản, đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu và đã trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới. Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được học miễn phí. Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Singapore cũng đã rất thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á với hệ thống giáo dục của nước này rất linh hoạt và

luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học - cơng nghệ mới vào giảng dạy, chương trình đào tạo ln chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc…

Hệ thống giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, song nhìn chung, vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập, chưa theo kịp trình độ phát triển của giáo dục thế giới. Thực tế cho thấy, học sinh ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông học căng thẳng, chịu "tải" nhiều hơn ở bậc học đại học. Học sinh và phụ huynh đều lao vào cuộc chạy đua trang bị kiến thức với sự mệt mỏi và cảm giác "vô lý", nhưng lại không yên tâm để dừng lại. Học sinh phải học và nhớ nhiều kiến thức lý thuyết nhưng khi học xong, hoặc khơng nhớ, hoặc chóng quên, trong khi kiến thức thực tế, cách cư xử trong gia đình, kỹ năng làm việc theo nhóm, cách giao tiếp, hành xử trong cộng đồng... được đào tạo, giáo dục không tương xứng. Phần đông cử nhân ra trường vẫn mơ hồ về định hướng nghề nghiệp, mục tiêu mong muốn đạt tới, hình mẫu lý tưởng trong nghề nghiệp của mình, thiếu kiến thức thực tế và kỹ năng hành nghề, cũng như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm... làm cho nhiều nhà tuyển dụng cảm thấy khơng khỏi nản lịng khi tuyển dụng các cử nhân vào các vị trí làm việc và điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức tạo thành quan điểm khơng có lợi cho cơng tác tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)