Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 46 - 48)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

2.2.1.2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính mạnh hay yếu cũng chi phối và là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp đầu tư như thế nào (kinh phí nhiều hay ít, quy trình đa dạng hay phức tạp, thời gian dài hay ngắn…) cho tuyển dụng

nhân lực. Có thể ví tuyển dụng nhân lực như "một cuộc dạo chơi" có mục đích trên thị trường lao động mục tiêu. Doanh nghiệp có tiềm lực lớn thường đầu tư chi phí đáng kể cho "cuộc dạo chơi" này và họ cũng chiếm ưu thế của thị trường. Ở các cơng ty, tập đồn lớn trên thế giới mỗi năm họ chi những khoản ngân sách khổng lồ cho việc tìm kiếm ứng viên tài năng trên toàn cầu hay sẵn sàng bỏ ra những con số khổng lồ để lôi kéo nhân lực từ đối thủ cạnh tranh. Ở nước ta, những tên tuổi lớn cũng thường đầu tư đa dạng và rầm rộ cho các chương trình tuyển dụng trên tồn quốc. Thậm chí các chương trình tuyển dụng của các cơng ty khổng lồ này không chỉ là nơi tìm kiếm tài năng mà cịn là một hoạt động đầu tư truyền thông đầy ấn tượng và thú vị.

Ví dụ như: Unilever Việt Nam với Unilever Campus Ambassador - UAM dành cho sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3; Unilever Leadership Intership Program - ULIP chương trình thực tập dành cho sinh viên năm 3 và năm 4; Suntory PepsiCo Việt Nam Beverage với chương trình Quản trị viên tập sự dành cho sinh viên mới ra trường, nhằm phát hiện, đào tạo và phát triển những tài năng trẻ, năng động, sáng tạo, có kiến thức chun mơn cao để trở thành những Nhà lãnh đạo tương lai của Suntory PepsiCo; Nestlé là công ty hàng đầu trên thế giới về thực phẩm và đồ uống, với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu. Nestlé điều hành gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm. Nestlé Việt Nam với chương trình quản trị viên tập sự dành cho các sinh viên mới tốt nghiệp, qua chương trình ứng viên được trải nghiệm trong mơi trường làm việc nghiêm túc. Tại đó, các sinh viên có điều kiện học hỏi và phát triển bản thân, cũng như các kỹ năng cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo tương lai…

Trong khi các "gã khổng lồ" cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động chất lượng cao, đầu tư đáng kể cho các cơ sở đào tạo với mục tiêu "hớt váng sữa" thì các doanh nghiệp nhỏ lại rất khiêm tốn trong tuyển dụng, họ âm thầm ở thị trường nhỏ hẹp, với những cách thức đơn giản nhưng cũng không kém phần đa dạng và hiệu quả với phân khúc thị trường lao động của mình. Đăng thơng báo tuyển dụng trên các website, đăng tin tuyển dụng trên báo địa phương, tìm đến các cơ sở đào tạo đăng

tin tuyển dụng… Và tất nhiên chi phí cho tuyển dụng ở những doanh nghiệp này khiêm tốn hơn rất nhiều lần so với những tên tuổi lớn.

Điểm chung đối với tất cả doanh nghiệp dù với quy mơ nào, tiềm lực tài chính ra sao, uy tín đến đâu thì sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí tuyển dụng ln là một chỉ tiêu kinh tế cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyển dụng nhân lực: Phần 1 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)