Bút tệ (bank money)

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 40 - 41)

Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, bút tệ khơng có hình thái vật chất và chỉ là những con số thể hiện số dư trên tài khoản ngân hàng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng, quá trình thanh tốn ngày nay được tập trung đại bộ phận qua ngân hàng thông qua các bút toán chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản ký thác. Sự ra đời của tiền ghi sổ cùng với các chứng từ thanh toán như séc, giấy chuyển ngân, giấy nhờ thụ.. đã làm đa dạng các phương tiện thanh tốn bên cạnh hình thức thanh tốn bằng tiền mặt, đồng thời cịn tạo điều kiện giảm bớt những chi phí lưu hành tiền giấy như in ấn, bảo quản, kiểm điểm, vận chuyển. Vì vậy, việc sử dụng tiền ghi sổ được coi là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế phát triển. Bút tệ có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy, có thể kể đến như: Sử dụng bút tệ an toàn hơn do tránh được rủi ro mất mát; quá trình sử dụng bút tệ để giao dịch qua hệ thống ngân hàng thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch so với việc giao dịch bằng tiền mặt; việc chuyển đổi bút tệ sang tiền mặt được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh những ưu thế trên, bút tệ cũng có những hạn chế nhất định. Khi sử dụng bút tệ trong thanh tốn thì người sử dụng phải chịu phí giao dịch, mức phí này do các tổ chức tín dụng ấn định, thường là ở một mức tối thiểu và một tỉ lệ % so với tổng số tiền giao dịch. Chính vì thế, khi giao dịch bút tệ với quy mơ nhỏ lẻ thì người sử dụng có thể phải gánh chịu cho phí giao dịch caọ Ngồi ra, muốn sử dụng được loại tiền này, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải được đầu tư đầy đủ về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật và phải tuân thủ những quy trình thủ tục nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)